Một website bán hàng tốt là như thế nào?
Khi nghĩ đến website thì có thể hiểu nó là kênh để quảng bá cũng như để giới thiệu sản phẩm dịch vụ hay mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, công ty, cửa hàng hay những cá nhân đến với tất cả người tiêu dùng ở khắp nơi. Vì vậy, website bán hàng là một công cụ bắt buộc phải có đối với hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp, công ty, cửa hàng hay cá nhân đều có thể sở hữu nhiều hơn một website tương ứng với mỗi sản phẩm, dịch vụ khác nhau phục vụ cho mục đích kinh doanh. Điều đó giúp mở rộng thị trường cho những cá nhân hay tổ chức đó, bây giờ, chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu Một website bán hàng tốt là như thế nào
Dưới đây là 5 tính năng chứng tỏ một trang thương mại điện tử đã thực sự "trưởng thành"
1. Có gợi ý kết quả tìm kiếm
Việc gợi ý vài từ khóa hoàn chỉnh khi người dùng gõ vào ô tìm kiếm là khá hay và hiệu quả. Tuy nhiên, sẽ hay hơn nhiều nếu người xem có thể thấy vài kết quả tiềm năng ngay lúc đó. Nhờ vậy, họ không cần phải click đến trang kết quả tìm kiếm nhưng vẫn có thể thấy được mẫu mã, chủng loại, chi tiết và giá cả sản phẩm.
Altrec.com làm điều này rất tốt. Họ đã kết hợp chức năng autocomplete (tự động hoàn chỉnh từ khóa) với những chức năng gợi ý kết quả. Với chức năng autocomplete, người dùng có thể biết là họ còn có các lựa chọn khác ngoài các kết quả được gợi ý trên trang hiển thị. Nhờ có suggested results, người xem hiểu rằng, nếu họ gõ những gì họ cần thì sẽ có được kết quả ngay, ko cần 'enter' vào trang tìm kiếm và chọn những kết quả mình cần.
2. Xác nhận thông tin ngay lập tức
Khách hàng không thích chờ đợi, đó là điều chắc chắn. Sự khó chịu của người xem trong quá trình checkout (kiểm tra giỏ hàng và thanh toán) rất dễ dẫn tới việc mất khách hàng. Thật khó chịu khi bạn nhấn nút “submit” và nhận được thông báo là một ô trong đơn đã được điền không đúng. Với chức năng xác nhận thông tin ngay lập tức, việc checkout đã tiến một bước lớn trong việc loại bỏ sự phiền nhiễu đối với dữ liệu không hợp lệ.
Xác nhận thông tin làm giảm tỉ lệ lỗi và bỏ qua checkout. Một lợi ích khác của nó là tạo cơ hội để xây dựng sự tương tác tốt với người dùng thông qua các thông báo trong cả những ô thông tin hợp lệ và không hợp lệ. Như đã được kể ra trong bài “The State Of E-Commerce Checkout Design 2012,” trên tạp chí Smashing, hợp lệ hóa địa chỉ không phải là một giải pháp hữu hiệu. Những trang không cho phép người dùng thực hiện đặt hàng nếu hệ thống thông báo rằng địa chỉ không hợp lệ sẽ dễ dàng mất khách hàng.
3. Giỏ hàng thực sự trực quan
Một số trang thương mại điện tử đã khẳng định rằng việc làm khách hàng tiếp tục vui vẻ với shopping có thể làm tăng doanh thu trên mỗi giao dịch hơn là đưa họ trực tiếp đến khâu thanh toán mỗi khi một mặt hàng được thêm vào giỏ. Chính vì điều này mà việc thiết kế ra các giỏ hàng trực quan đã ra đời. Đó là một cách làm hiệu quả để khẳng định với khách hàng rằng sản phẩm họ chọn đã được thêm vào giỏ và họ có thể dễ dàng và có cảm giác thoải mái thanh toán nếu muốn. Khách hàng cũng không cần phải làm thêm điều gì nếu muốn tiếp tục mua sắm.
4. Update tình trạng hàng hóa
Một phiền hà nữa cho khách hàng khi mua sắm trực tuyến là khi phát hiện ra size áo họ định mua đã hết hàng. Một cách để thông báo cho khách hàng là hiển thị thông tin trực tiếp trên trang sản phẩm, và nếu có thể, hãy thông báo thêm là khi nào bạn có thể tiếp tục cung cấp mặt hàng đó. Việc này sẽ làm tăng tỉ lệ khách hàng đặt hàng trước hoặc đăng kí để theo dõi thông tin về sản phẩm.
5. Video demo về sản phẩm dịch vụ
Nếu thực hiện tốt, việc này có thể đưa trải nghiệm mua sắm trực tuyến lên một level mới. Người dùng sẽ cảm giác tự tin hơn khi có những quyết định mua hàng.