Tầm Quan Trọng Của Việc Nghiên Cứu Từ Khóa

Nghiên cứu từ khóa là một bước quan trọng trong việc xác định từ khóa bạn muốn xếp hạng trên công cụ tìm kiếm. Từ khóa xuất hiện xuyên suốt ở mọi kênh social media. Chúng có mặt ở tiêu đề trang, nội dung bài đăng, trong URL và cả trong mô tả,...Vậy làm thế nào để nghiên cứu từ khóa một cách chuẩn xác? OMNIS chia sẻ cho bạn trong bài viết sau.
 

 


Nghiên cứu Từ Khóa- làm chủ mọi kênh Social

 

  1. Nghiên cứu từ khóa là gì?

Nghiên cứu từ khóa là quá trình tìm kiếm và phân tích các cụm từ tìm kiếm mà mọi người nhập vào công cụ tìm kiếm với mục tiêu sử dụng dữ liệu đó cho một mục đích cụ thể. Đó có thể là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) hoặc kế hoạch truyền thông khác. Nghiên cứu từ khóa có thể giúp khám phá các truy vấn để nhắm mục tiêu, mức độ phổ biến của các truy vấn đó. 
Nghiên cứu từ khóa cung cấp thông tin chi tiết có giá trị về các truy vấn mà đối tượng mục tiêu của bạn đang tìm kiếm trên Google. Những thông tin về các cụm từ tìm kiếm này vô cùng có giá trị để xây dựng chiến lược tiếp thị và xây dựng nội dungdụng phù hợp.
Trong quá trình phát triển, Google hay các kênh Social Media khác không ngừng cập nhật thuật toán mới. Đặc biệt là quá trình “Nghiên cứu từ khóa” vì từ khóa chính là mục tiêu chính mà người dùng nhắm đến và cũng là cơ hội để tăng tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp.

 

  1. Phân biệt tìm kiếm trả tiền (Google Ads) và tìm kiếm không trả tiền

2.1 Tìm kiếm trả tiền (Google Ads) và tìm kiếm không trả tiền
Khi bạn tìm kiếm trên Google bằng cách sử dụng từ khóa sẽ dễ dàng nhận thấy đâu là kết quả tìm kiếm trả tiền và tìm kiếm không trả tiền.

Ví dụ: Nhập từ khóa “Máy lọc nước Kangen” trên thanh tìm kiếm của Google. Chỉ với thao tác đơn giản bạn thu về hàng nghìn kết quả tìm kiếm. Và ở ngay trang đầu tiên bạn dễ dàng nhận thấy sự khác biệt.
-  Kết quả hiện thị tìm kiếm đầu tiên chính là quảng cáo (kết quả tìm kiếm có trả tiền). Vị trí quảng cáo dựa trên mức độ phù hợp và hữu ích của quảng cáo truy vấn tìm kiếm, giá thầu cùng một vài yếu tố khác.

 


Kết quả tìm kiếm “máy lọc nước Kangen”
 

- Phần tiếp dưới quảng cáo của trang hiển thị là kết quả tìm kiếm “không phải trả tiền”. Đây là các liên kết có nội dung liên quan trực tiếp đến những gì ta đã tìm kiếm. Trang web có nội dung tốt và tận dụng tốt từ khóa hot, thì liên kết càng xuất hiện ở vị trí cao trên danh sách.
 


Tìm kiếm không phải trả tiền xuất hiện ở các vị trí đầu tiên
 

Trong ví dụ cụ thể tìm kiếm “Máy lọc nước Kagen” có thể thấy Tìm kiếm không phải trả tiền đầu tiên xuất hiện thông tin sản phẩm của đơn vị lớn, có thương hiệu và có đầu tư về nội dung hình ảnh. Nhìn vào kết quả tìm kiếm này bạn có thể thấy cụm từ “máy lọc nước Kangen” xuất hiện ở ngay tiêu đề, mô tả meta, url. Điều này minh chứng rõ cho tầm ảnh hưởng của từ khóa. Và  đó cũng là cách thức sử dụng từ khóa trong việc xây dựng nội dung để thu hút lượt truy cập.

2.2 Nên lựa chọn tìm kiếm trả tiền hay tìm kiếm không trả tiền
Theo như thông tin ở trên bạn có thể thấy màn hình đầu tiên hầu hết đều là quảng cáo (tìm kiếm trả tiền). Điều này đã khẳng định vị trí quan trọng của việc tham gia vào Google Adwords và xếp hạng cho các từ khóa mục tiêu của bạn như thế nào. Nếu bạn cần đẩy nhanh doanh thu bán hàng và các kế hoạch truyền thông của mình thì đây là phương pháp hiệu quả mang lại kết quả nhanh chóng.

Tuy nhiên việc chạy quảng cáo Google Ads là phương án ngắn hạn. Bạn vẫn nên duy trì đều đặn việc viết bài SEO chất lượng cho website của mình bởi xét về lâu về dài đây là phương án bền vững. Bạn chỉ cần đầu tư viết bài viết ban đầu chất lượng sau đó sẽ thu về được các lượt click miễn phí tăng dần theo thời gian và theo hành vi tìm kiếm của khách hàng.

Do đó để có thể thu về nhiều lượt tìm kiếm của khách hàng chúng ta có thể kết hợp cả 2 phương án là quảng cáo Google Ads có trả phí và SEO viết bài lâu dài.
 

  1. Tầm quan trọng của từ khóa dài

Khi nghiên cứu từ khóa, bạn sẽ thường bị thu hút bởi từ khóa có 5.000 lượt tìm kiếm mỗi tháng. Thậm chí là từ khóa có 50.000 lượt tìm kiếm. Nhưng trên thực tế những từ khóa phổ biến này có tỷ lệ chuyển đổi khá thấp. Bởi từ khóa quá “rộng” không chỉ ra ý định rõ ràng của khách hàng. Điều này có thể khiến bạn gặp rủi ro khi kéo lượng truy cập website lớn mà không phù hợp với nội dung mà website của bạn cung cấp.
Hãy chứng minh qua từ khóa phổ biến như “pizza” .

Khi truy vấn từ khóa “pizza” người tìm kiếm có thể có nhiều nhu cầu khác nhau như: tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của bánh pizza? Đặt mua bánh pizza? Tìm cửa hàng pizza gần nhất để đưa gia đình, bạn bè đến? Google không thể biết cụ thể được mong muốn tìm kiếm của khách hàng. Bởi vậy, việc nhắm mục tiêu đến từ khóa “pizza” trong trường hợp này là quá rộng.

 


Độ dài “ Từ Khóa” với lưu lượng truy cập khác nhau

Theo đó: 

  • Từ khóa ngắn: có lưu lượng truy cập, cạnh tranh cao và khả năng chuyển đổi thấp
  • Từ khóa trung bình: có lưu lượng truy cập và cạnh tranh trung bình
  • Từ khóa dài: có lưu lượng truy cập ít hơn và cạnh tranh thấp hơn và khả năng chuyển đổi cao

Đừng đánh giá thấp những từ khóa dài ít phổ biến. Các từ khóa dài có khối lượng tìm kiếm thấp hơn nhưng có chuyển đổi tốt hơn. Bởi vì người tìm kiếm cụ thể hơn và có chủ đích trong tìm kiếm của họ. Ví dụ: Một người đang tìm kiếm "giày" có thể chỉ đang tham khảo thông tin các loại giày. Mặt khác, ai đó đang tìm kiếm "giày chạy bộ size 7 màu đỏ nữ giá tốt nhất" thực tế đã có nhu cầu mua sắm cụ thể. Nếu thuyết phục được khách hàng với những thông điệp cụ thể  thì khách hàng có thể “Cạn ví” với bạn ngay lập tức.
Theo kinh nghiệm của OMNIS, đối với những từ khóa ngắn bạn cần xây dựng các liên kết ngược và tên miền đáng tin cậy lâu đời. Tuy nhiên website của bạn vẫn có thể không xếp hạng cao trên mạng tìm kiếm Google. Bởi các từ khóa ngắn này có tính cạnh tranh rất cao. 

 

  1. Khám phá từ khóa bằng cách nào?

Ở những bài viết trước chúng ta đã nói rất nhiều về tầm quan trọng của việc nghiên cứu từ khóa. Tuy nhiên, làm thế nào để khám phá và lựa chọn được từ khóa phù hợp với kế hoạch truyền thông của bạn. Quan sát slide để có thể có thêm thông tin hữu ích.



Có rất nhiều cách để tìm kiếm từ khóa. Quan sát slide để có thể có thêm thông tin hữu ích.

 

  • Tìm kiếm trên các diễn đàn phù hợp
  • Tìm kiếm thông tin trên tạp chí phù hợp
  • Tìm kiếm trên wikipedia
  • Tham khảo website đối thủ và quảng cáo của họ
  • Tham khảo thông tin trên các gian hàng thương mại điện tử
  • Tham khảo quảng cáo trên youtube và TV
  • Tìm kiếm thông tin trên Google Trend
  • Nghiên cứu bằng các công cụ hỗ trợ
     

Trên đây, đều là những phương pháp tìm kiếm và khám phá từ khóa hiệu quả. Mỗi phương pháp đều là gợi ý tuyệt vời dành cho bạn. Trong quá trình áp dụng bạn có thể lựa chọn ra được những phương pháp phù hợp với tư duy logic của bản thân.
Đầu tiên bạn sẽ chọn ra các từ khóa chính, thường là các từ khóa đơn, từ khóa ngắn. Tiếp đó liệt kê hàng loạt các từ khóa hành động khác để tạo từ khóa dài có nghĩa.
Ví dụ: Chọn từ khóa “máy tính” thì kèm theo đó sẽ có hàng loạt các truy vấn tìm kiếm khác như: mua ở đâu, tại đâu; khi nào mua; máy tính giá rẻ, máy tính xách tay Dell hay bất kì thương hiệu nào khác;….
Theo cách này chúng ta sẽ có hàng loạt các từ khóa dài mới. Và để xem chúng có thực sự hữu ích, đừng quên “ném” vào Google Keyword Planner để xem các từ khóa này có lượt tìm kiếm không?
Ngoài ra, việc nghiên cứu từ khóa đối thủ cũng là bước quan trọng. Bạn cần nắm được thông tin các từ khóa đối thủ của mình đang sử dụng để có kế hoạch xây dựng nội dung truyền thông phù hợp.
Xem quảng cáo trên TV cũng là cách thức rất hay. Đừng tua nhanh qua các quảng cáo. Việc tham khảo nội dung quảng cáo trên TV cũng vô cùng hữu ích giúp bạn khám phá các từ khóa và sự đa dạng trong việc sử dụng từ khóa của các thương hiệu này.

 

  1. Công cụ nghiên cứu từ khóa

Nếu bạn còn đang băn khoăn về việc đánh giá chất lượng từ khóa thì hãy sử dụng ngay các công cụ nghiên cứu từ khóa để có câu trả lời thuyết phục nhất. Hiện nay, tại Việt Nam, có 2 công cụ nghiên cứu từ khóa được sử dụng phổ biến nhất, đó là: Google Keyword Planner Keywordtool.io


5.1 Google Keyword Planner 
Đây là công cụ lập kế hoạch từ khóa AdWords của Google. Công cụ khảo sát từ khóa chính thống này được đánh giá cao nhất về uy tín. Hầu như 95% các nhà quảng cáo hiện nay đều sử dụng qua công cụ này bởi sự uy tín cùng độ hiệu quả mà Google Keyword Planner có thể mang lại cho hiệu quả quảng cáo của các doanh nghiệp.

 

Công cụ lập kế hoạch từ khóa AdWords của Google
 

Google Keyword Planner cung cấp số liệu về lượt tìm kiếm từ khóa cụ thể. Ngoài ra, nó cũng cho biết mức độ khó và cạnh tranh của các loại từ khóa này để giúp bạn quyết định có nên đầu tư cho từ khóa này hay không. Từ đó, các nhà quảng cáo có thể hoạch định chi phí một cách chính xác hơn dựa trên những từ khóa mà họ tin rằng có thể chạy quảng cáo hiệu quả với chi phí thấp nhất. Đồng thời, đây cũng là thông tin quan trọng mà các SEOer có thể tham khảo.
 
5.2 Keywordtool.io 

 


Giao diện KeywordTool.io

 

KeywordTool.io là trang web của bên thứ ba, cung cấp toàn bộ các chỉ số về từ khóa trên các nền tảng như: Google, Youtube, Bing, Amazon, eBay, Play store, Instagram và Twitter. Đây là công cụ hỗ trợ tìm kiếm từ khóa dài tốt nhất và tiềm năng nhất. Công cụ này rất dễ sử dụng và có cả 2 phiên bản: miễn phí, trả phí để bạn có thể lựa chọn sử dụng theo nhu cầu.
Ngoài ra, việc sử dụng Google Trends (https://trends.google.com/trends/?geo=VN) - Công cụ tìm kiếm từ khóa xu hướng của Google rất tuyệt vời để tìm hiểu các biến động từ khóa theo mùa. Ví dụ: “ý tưởng trang phục halloween vui nhộn” sẽ đạt đỉnh vào những tuần trước lễ Halloween.

 


Giao diện của công cụ Google Trends
 

OMNIS vừa chia sẻ cho các bạn về phương pháp nghiên cứu TỪ KHÓA. Hy vọng, nó đã cung cấp tới các bạn các thông tin hữu ích và bạn có thể tự tin làm chủ các kênh Social của mình. Nếu có thắc mắc hay cần sự trợ giúp hãy liên hệ ngay với chúng tôi, OMNIS sẽ hỗ trợ bạn nhanh chóng kịp thời.

Hãy đăng ký liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ
Đăng ký tham gia ngay!

Đăng ký tham gia

HOTLINE: