Quy trình tối ưu hóa Smart Shopping
Google Smart Shopping mở ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp với các tỷ lệ chuyển đổi cũng như nhiều chiến dịch liên quan khác nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn còn đang đau đầu về các bước tối ưu hóa của Google Smart Shopping. Ở bài viết này OMNIS muốn chia sẻ cho các bạn các quy trình về tối ưu hóa sao cho đạt hiệu quả nhất.
Quy trình tối ưu hóa Smart shopping
OMNIS đã hướng dẫn về tối ưu nguồn cấp dữ liệu, các bạn có thể xem lại bài viết: Cách tối ưu nguồn cấp dữ liệu cho Smartshopping
Bài viết sau đây sẽ nói về Quy trình các bước tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo Smart Shopping. Và OMNIS muốn nhấn mạnh với bạn rằng chúng ta phải suy nghĩ khác biệt khi muốn tối ưu một thứ gần như tự động hoàn toàn như Google Smart Shopping. Và việc tối ưu cần thực hiện liên tục không được dừng lại cho dù ta có đạt được một kết quả nào đáng kể hay không. Một lưu ý là quy trình này bạn có thể áp dụng cho nhiều công việc khác chứ không chỉ với Smart Shopping. Việc tối ưu hóa và làm việc với trí tuệ nhân tạo là một xu hướng phổ biến ở hiện tại và tương lai nên kỹ năng này là thực sự cần thiết.
- Các bước của Quy trình Tối ưu hóa
Việc tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo Smart Shopping được tiến hành theo 5 bước:
- Thảo luận chiến lược
- Phát triển kế hoạch
- Xây dựng kế hoạch
- Chạy thử chiến dịch
- Phân tích dữ liệu
Các bước này sẽ được sắp xếp theo sơ đồ sau:
Các bước quy trình tối ưu hóa
Việc đặt sơ đồ theo hình tròn là có dụng ý. Đó là bởi vì việc tối ưu hóa này sẽ được thực hiện theo từng bước rồi lặp đi lặp lại không bao giờ kết thúc.
OMNIS đã từng thực hiện và áp dụng cho khách hàng của OMNIS từ trước đến nay. Nó đã được kiểm nghiệm về độ hiệu quả.
Và bạn cần lưu ý rằng: Mỗi lần đi qua một bước tối ưu, bạn sẽ thấy mọi thứ khác đi một chút. Bạn hiểu hơn về sản phẩm, bạn hiểu hơn về khách hàng, bạn biết được nhiều thủ thuật mới,... Cứ mỗi 1 chu trình được thực hiện bạn sẽ có nhiều con đường khác nhau để thử nghiệm. Bởi vậy vòng tròn tối ưu hóa này không bao giờ kết thúc.
- Thảo luận chiến lược
Thảo luận chiến lược sẽ là bước đầu tiên trong việc tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo Smart Shopping. Khi nghĩ về chiến dịch này ta phải thảo luận chiến lược với các đồng sự hoặc với khách hàng xem là cần thiết lập những gì.
Ví dụ:
- Mục tiêu của chúng ta đối với từng chiến dịch là gì?
- Làm thế nào để chúng ta hướng máy đi đúng hướng?
- Chúng ta nên tổ chức dữ liệu sản phẩm như thế nào?
- Chúng ta có nên phân đoạn chiến dịch theo loại sản phẩm không?
- Chúng ta có nên tạo một danh sách các sản phẩm top đầu có doanh số hoặc doanh thu cao nhất hay không?
Thảo luận chiến lược cho chiến dịch quảng cáo Smart Shopping
Nếu làm việc theo đội nhóm, chúng ta cần bàn bạc một cách kỹ lưỡng để thống nhất phương hướng nhằm tránh khỏi những mâu thuẫn về sau, đặc biệt cần xác định các KPI rõ ràng. Một khi đã chốt đội ngũ của chúng ta cần bám sát nó, và không phải thay đổi nữa để tránh sự rối loạn.
- Phát triển kế hoạch
Sau khi thảo luận chiến lược, bạn đã có một hoặc vài ý tưởng sơ bộ cho việc tối ưu hóa chiến dịch Smart Shopping. Tiếp theo là bước phát triển kế hoạch. Đây là các bước sơ bộ để hiện thực hóa các ý tưởng. Chúng ta nên xây dựng chiến dịch này như thế nào? Bạn cần làm đúng ngay từ bước này, thiết lập mọi thứ ngay từ đầu để đảm bảo ý tưởng của bạn được thực hiện đúng hướng đã đề ra ban đầu. Chuẩn bị sẵn các thông tin cần thiết và có liên quan như hình ảnh, nội dung, danh mục và danh sách sản phẩm.
Phát triển kế hoạch để hiện thực hóa các ý tưởng.
- Xây dựng kế hoạch
Bước tiếp theo đó chính là xây dựng một bản kế hoạch chi tiết. Kế hoạch là từng bước để hiện thực hóa ý tưởng. Bạn phải làm gì trước, bạn phải làm gì sau. Chẳng hạn bạn theo dõi lượt chuyển đổi, chỉnh sửa nguồn cấp dữ liệu, gom nhóm sản phẩm, điều chỉnh ROAS, điều chỉnh ngân sách. Các bước phải được sắp xếp tuần tự, thể hiện chiến lược của bạn trong chiến dịch này. Kế hoạch được xây dựng xong cũng cần phải thống nhất với đội ngũ của bạn trước khi thực hiện.
Xây dựng dựng kế hoạch chi tiết và thực hiện các ý tưởng
- Chạy thử chiến dịch
Bạn đã có một bản kế hoạch và làm sao để biết kế hoạch đó có tốt hay không? Chỉ có một cách đó là thử nghiệm thực tế. Khi chạy thử chiến dịch, bạn lưu ý rằng chúng ta cần có thời gian để máy học hoạt động đúng. Chúng ta đã đề cập rất nhiều lần là Google Smart Shopping cần rất nhiều dữ liệu để hoạt động hiệu quả. Nó cần hiểu ý định của bạn với những thiết lập trong nguồn cấp dữ liệu, trong việc gom nhóm sản phẩm, trong việc thiết lập các chỉ tiêu ROAS và ngân sách,…Ngoài ra, nó cũng cần nghiên cứu các đối tượng tiềm năng trên mạng, so sánh chúng với nhau để tìm ra đối tượng nào là phù hợp nhất để hiển thị quảng cáo. Đôi khi bạn nhận thấy lượt truy cập không tốt, doanh số bán hàng ảm đạm nhưng đừng vội vàng. Phải cần ít nhất 3-4 tuần để chiến dịch có thể hoạt động tốt hoặc ít nhất cho bạn một kết quả rõ ràng để phân tích.
Hãy chạy thử để kiểm soát tốt chiến dịch của mình
- Phân tích dữ liệu
Vậy là bạn đã chờ đợi và đến lúc có kết quả rồi. Đến bước này ta phải phân tích những gì nhận được xem việc tối ưu chiến dịch có hiệu quả hay không. Tất nhiên chúng ta sẽ gặp không ít khó khăn bởi Smart Shopping là chiến dịch quảng cáo tự động, nên nó sẽ không cho ta nhiều dữ liệu.
Nhưng bài viết này không chỉ nói đến những dữ liệu thông thường như lượt nhấp, cụm từ tìm kiếm,…Chúng ta còn rất nhiều nguồn dữ liệu khác cần khai thác. Thậm chí khi giao tiếp với khách hàng chúng ta cũng biết được những thông tin cần thiết để thay đổi chiến lược.
Có rất nhiều cách khác nhau để khai thác những nguồn dữ liệu khác nhau nhằm phục vụ cho việc tối ưu chiến dịch quảng cáo của bạn. Tất cả đều có sẵn, tuy nhiên không phải ai cũng tìm được chúng.
Phân tích hiệu quả của chiến dịch thông qua các dữ liệu từ Smart Shopping
- Lặp lại quy trình
Với những dữ liệu thu được, bạn sẽ tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo. Quay lại với bước đầu tiên: Thảo luận chiến lược. Mọi thứ sẽ trở nên khác đi qua mỗi bước. Nội dung thảo luận lúc này sẽ khác với nội dung thảo luận ban đầu khi bạn bắt đầu các bước tối ưu hóa. Sẽ có nhiều thông tin mới cho bạn, khác biệt hoàn toàn với những thông tin cũ. Đôi khi trong lúc thảo luận bạn lại nhận được những ý tưởng mới từ đồng sự, hoặc đối tác.
Chúng ta không thể nói rằng: “Chiến dịch này đã đạt được mục tiêu doanh thu, chúng ta nên dừng lại và chạy chiến lược mới”. Bởi mọi thứ vẫn có thể tối ưu được nữa. Vì thế vòng tròn tối ưu không bao giờ ngừng lại. Một chiến dịch đã thành công hiện nay không có nghĩa là nó thành công trong tương lai. Mọi thứ luôn biến đổi và thị hiếu của khách hàng là một trong những điều biến đổi nhanh nhất. Do đó, bạn không được dừng lại.
Nếu bí ý tưởng bạn có thể liên hệ với các đại diện của Google để nhận tư vấn về chiến dịch Smart Shopping. Kinh doanh thì đừng ngại ngùng. Google đã thành lập chi nhánh hỗ trợ ở Việt Nam và bạn hoàn toàn có thể trao đổi với đại diện của họ bằng tiếng Việt. Nếu đại diện tại Việt Nam không hỗ trợ được cho bạn thì họ sẽ hướng dẫn bạn liên lạc với các chuyên gia ở nước ngoài.
Lặp lại quy trình để tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo
Nếu bạn không hài lòng với các chiến lược và chiến dịch hiện tại, bạn cũng nên bắt đầu lại mới từ đầu. Giống như chúng ta đang lái xe trên một con đường mà chưa biết phía trước sẽ dẫn mình đi tới đâu. Chiến dịch quảng cáo của bạn sau khi chờ đợi mãi chưa thấy một kết quả khả quan thì nên kết thúc nó để rẽ hướng mới. Kết thúc một chiến dịch không chỉ là để tiết kiệm tiền quảng cáo mà để bạn đỡ tốn nhiều thời gian cho một hướng đi không hiệu quả. Để bạn tập trung thử nghiệm hướng đi mới biết đâu sẽ thành công hơn.
Lời kết
Tối ưu hóa chiến dịch Smart Shopping là một công việc thú vị. Nó không đơn giản là bạn chỉ thiết lập ban đầu và chờ đợi kết quả. Đó là một quá trình tư duy, thử nghiệm liên tục để tìm ra được kết quả tốt nhất. Mà cũng có lẽ không bao giờ có kết quả tốt nhất bởi vòng lặp của sự tối ưu hóa không bao giờ kết thúc. Hiện nay, mọi thứ luôn thay đổi liên tục và bạn không thể nào nằm ngoài xu hướng ấy. Từ đó, OMNIS muốn nhắn gửi đến các bạn rằng: “Chúng ta cần luôn vận động, suy nghĩ khác biệt. Đó là con đường duy nhất để dẫn đến thành công”.