Khắc phục những sự cố thường gặp của chiến dịch mua sắm thông minh

Bài viết sau, OMNIS sẽ hướng dẫn các bạn những sự cố thường gặp của Smart Shopping, đồng thời giúp bạn có thêm kiến thức để thực hiện tốt chiến dịch cho mình.

Những sự cố thường gặp trong mua sắm thông minh là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên để khắc phục những rắc rối đó cũng không phải chuyện quá khó. Bài viết sau, OMNIS sẽ hướng dẫn các bạn những sự cố thường gặp của Smart Shopping, đồng thời giúp bạn có thêm kiến thức để thực hiện tốt chiến dịch cho mình.

 

Khắc phục sự cố trong Smartshopping
Khắc phục sự cố trong Smartshopping

 

Trong thực tế, khi bắt tay vào việc, dù bạn đã làm mọi thứ đúng như quy trình bạn nghĩ, nhưng không may, những vấn đề phát sinh lại xảy ra một cách đột ngột dẫn đến không hiệu quả. Do đó, bài này sẽ hướng dẫn cho bạn cách để xử lý một số sự cố thường gặp nhất trong chiến dịch quảng cáo này. Đây là những lỗi thông thường nhất mà bạn có thể giải quyết được ngay. Bài viết này sẽ chia ra theo từng cấp độ nhằm giúp bạn có những góc nhìn sơ bộ về vấn đề, từ đó có thể đi sâu vào giải quyết triệt để hơn. OMNIS đã từng hướng dẫn khắc phục về thiếu dữ liệu trong mua sắm thông minh.  Bạn có thể xem lại ở bài viết: Khắc phục tình trạng thiếu dữ liệu Smart Shopping.

 

  1. Bạn không thấy sản phẩm trên Google Merchant Center

Đây là lỗi thường gặp đầu tiên khi chạy Smart Shopping. Bạn đã tạo nguồn cấp dữ liệu (Product Feed), bạn đã khai báo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, về sản phẩm của bạn trên Google Merchant Center. Nhưng rồi bạn phát hiện ra sản phẩm của bạn không có trên đó?

 


Cần kiểm tra lại sản phẩm trên Merchant Center

 

Đầu tiên bạn cần kiểm tra xem bạn đã thiết lập nguồn cấp dữ liệu đúng chuẩn không? Xem lại vùng chứa nguồn cấp dữ liệu của bạn có được thiết lập chính xác trong Google Merchant Center không? Bạn đã thiết lập cho nó cập nhật theo đúng khung thời gian chưa?

Ví dụ bạn chỉ thiết lập nguồn cấp dữ liệu lần đầu theo hướng thủ công và bạn quên thiết lập nó chạy tự động hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng, hoặc là theo một khoảng thời gian nhất định nào đó. Bạn phải kiểm tra những điều này trước, nghĩa là kiểm tra thiết lập thời gian định kỳ. 

Nếu bạn có sử dụng nguồn cấp dữ liệu thông qua 1 bên thứ ba, chẳng hạn như Shopify, Feedonomics, thì bạn phải kiểm tra lại xem chúng đã được thiết lập chính xác hay chưa? Các liên kết với Google Merchant Center có đúng không? Xem lại  sản phẩm của bạn có còn hàng không?

Đôi khi bạn quá chú tâm đến chạy quảng cáo mà không kiểm tra điều này. Bạn nên dừng lại một chút và kiểm tra nguồn cấp hàng của mình. Bạn đã cài đặt chính xác chưa hay sản phẩm của bạn chỉ đơn giản là hết hàng? Vì vậy, có thể có nhiều thứ khác nhau mà bạn cần xem xét.

Nhìn chung, nếu không có sản phẩm trong Google Merchant Center, thì chắc chắn đó là vấn đề ở phía bạn, về phía nguồn cấp dữ liệu, có điều gì đó không hoạt động một cách chính xác. Nếu nguồn cấp dữ liệu thậm chí vẫn còn trên Google Merchant Center, hãy kiểm tra liên kết của bạn. Sau đó hãy đảm bảo rằng trong ứng dụng của bạn hoặc các nhà phát triển thứ ba của bạn có vấn đề gì về liên kết với Google Merchant Center hay không?
 

  1. Bạn có sản phẩm trên Google Merchant Center nhưng không có truy cập

Đây là một vấn đề rất hay gặp khác. Và chúng ta sẽ khắc phục bằng 1 trong những cách sau:

2.1 Chờ ít nhất 48 tiếng
Cách thứ nhất để khắc phục rất đơn giản đó là chờ ít nhất trong 48 tiếng. Đừng động vào bất kỳ thứ gì nếu bạn mới chạy quảng cáo cho 1 sản phẩm nào đó. Bạn cần cho máy có thời gian ít nhất là 2 ngày để học dữ liệu, nghiên cứu đối tượng và nhiều công việc khác.
Một điều khác mà bài này muốn lưu ý là bạn không chỉ xem xét số lần nhấp chuột, mà còn kiểm tra cả các hiển thị, bởi vì đôi khi các nhấp chuột không phải là yếu tố duy nhất dẫn đến sự cố này.
Bạn có thể nhận ra rằng sản phẩm của bạn đang được hiển thị tới người xem phù hợp rồi. Chỉ là chưa có ai trong số họ nhấp vào quảng cáo của bạn mà thôi.
Và nếu có số lần hiển thị đang phân phối, điều đó có nghĩa là các sản phẩm của bạn được đồng bộ hóa và mọi thứ đều hoạt động chính xác.
Chỉ có một vấn đề khác mà chúng ta sẽ giải quyết tiếp theo. Đó là chẳng có lần hiển thị nào cả và tất nhiên chẳng có nhấp chuột sau 48 tiếng.

 


Chờ ít nhất 48 tiếng để máy học dữ liệu
 

2.2 Xem xét phần cài đặt chiến dịch và nhóm sản phẩm để chỉnh sửa
Trước hết, bạn phải đảm bảo rằng bạn đã thực sự chọn đúng sản phẩm cho chiến dịch để có thể kiểm tra xem những sản phẩm nào thực sự đang được gửi đến chiến dịch cụ thể này.

Nếu bạn đã chọn đúng sản phẩm thì tiếp theo là vấn đề đồng bộ hóa giữa Google Ads và Google Merchant Center. Lúc này ta lại quay về vấn đề của Google Merchant Center. Sản phẩm của bạn có xuất hiện trên Google Merchant Center không? Có thể sản phẩm của bạn đang bị từ chối. Có thể tài khoản của bạn đang bị tạm ngưng. Bạn nên kiểm tra lại e-mail của mình để xem liệu Google có thông báo về lỗi hay vi phạm gì trong Smart Shopping hay không. Hoặc nếu không thì có thể là sản phẩm của bạn bị hết hàng. Có nhiều thứ để bạn kiểm tra nên đừng bỏ qua chúng. Nói tóm lại bạn cần cho máy ít nhất 48 tiếng để đưa sản phẩm của bạn vào chiến dịch quảng cáo. Và sau đó hãy xem xét những cài đặt khác để kiểm tra nếu sau 48 tiếng mà sản phẩm của bạn vẫn không có lượt truy cập nào.

 

  1. Sản phẩm của bạn có lượt truy cập thấp

Chúng ta đã xử lý vấn đề về không có lượt truy cập. Vậy nếu lượt truy cập vào sản phẩm là có nhưng lưu lượng truy cập lại thấp thì phải làm như thế nào? Cách giải quyết đầu tiên vẫn là phải đợi ít nhất 48 tiếng. Nếu tình trạng không tiến triển thì bạn có thể kiểm tra xem sản phẩm của bạn có bị phân khúc quá mức hay không.
 


Lượng truy cập thấp là một vấn thường xảy ra trong Smartshopping

 

3.1. Kiểm tra sự phân khúc, phân nhóm sản phẩm
Phân khúc sản phẩm của bạn một cách khoa học. Khi bạn phân loại quá nhiều, quá mức cần thiết, bạn sẽ hay gặp trường hợp cung cấp thiếu dữ liệu cho máy học của Google. Bạn không cho nó đủ dữ liệu cần thiết để nhắm mục tiêu chính xác cho quảng cáo, đặc biệt là khi bạn đang quảng cáo trên 1 tài khoản mới. Có thể sản phẩm của bạn không nhận được nhiều sự quan tâm nên máy khó thu thập dữ liệu. Có thể là các thông tin đang được xử lý và kết hợp với nhau nên chưa cho ra được kết quả cuối cùng. Và bạn nên nhớ rằng, các chiến dịch mua sắm thông minh đều xây dựng kiến thức học được từ những người muốn mua sản phẩm đó.Vì vậy đừng phân khúc sản phẩm một cách quá mức. Điều đó sẽ dễ dẫn tới việc cung cấp thiếu dữ liệu cho máy hoạt động.

 

3.2. Mục tiêu ROAS được thiết lập quá cao
Nguyên do thứ hai khiến sản phẩm của bạn có lượt truy cập thấp nằm ở mục tiêu ROAS. Kiểm tra xem ROAS của bạn có bị đặt quá cao hay không. Khi mới bắt đầu chạy quảng cáo Smart Shopping, OMNIS khuyên bạn không nên đặt mục tiêu ROAS cao. Bởi chúng ta chưa có nhiều thông tin về kết quả chạy chiến dịch Smart Shopping. Khi bạn không đặt mục tiêu ROAS thì máy sẽ mặc định chỉ số 200%. Tức là 1 đồng phí quảng cáo bỏ ra sẽ thu lại được 2 đồng tiền bán hàng. Khi bạn đặt ROAS quá cao, bạn sẽ yêu cầu máy phải mang lại nhiều lợi nhuận nhất có thể trong tình trạng thiếu thông tin. Khi nhận được lệnh đó, thuật toán sẽ khó hoạt động như ý muốn. Giống như bạn đòi hỏi một nhân viên phải làm việc tốt trong khi lại trả lương thấp cho họ vậy. Máy sẽ không biết phải làm gì nên nó sẽ tạm ngưng tiếp thị hoặc tiếp thị không đúng đối tượng. Đó là một trong những sai lầm đơn giản mà nhiều người hay mắc phải khi mới bắt đầu chiến dịch Smart Shopping.

 


ROAS là 1 trong những nguyên nhân khiến lượt  truy cập thấp

 

3.3. Ngân sách chưa đủ lớn
Nói đến ROAS thì phải nói đến ngân sách quảng cáo. Đây là 2 thông số có liên quan chặt chẽ với nhau. Khi lượng truy cập thấp hãy kiểm tra xem liệu ngân sách của bạn đã đủ cao hay chưa? Lại giống ví dụ trên. Nếu muốn 1 nhân viên làm tốt thì bạn phải trả lương xứng đáng cho họ. Tăng ngân sách có nghĩa là bạn đang nói với Google rằng: “Tôi rất chú trọng đẩy mạnh quảng cáo cho sản phẩm này, hãy cho tôi thêm truy cập và tôi sẽ chi thêm tiền”.

 

3.4. Sản phẩm của bạn có thị trường không?

Đôi khi những người làm quảng cáo bỏ qua điều này, sản phẩm của chúng ta có thể quá mới, ít đối thủ cạnh tranh, đồng nghĩa với việc sản phẩm của bạn chưa có đủ sự nhận biết từ thị trường. 
Do đó, khi quảng cáo cho những sản phẩm mới, chúng ta cần cân nhắc điều này để kiểm tra xem sản phẩm có nhận được sự quan tâm nhiều từ người tiêu dùng hay không. Bởi vì Smart Shopping không xem được thông tin về cụm từ tìm kiếm, và hành vi của khách hàng, nên bạn có thể kết hợp phân tích những dữ liệu này ở chiến dịch mua sắm tiêu chuẩn, nếu thấy không có tỷ lệ hiển thị tìm kiếm cho một số sản phẩm này thì có rất thể sản phẩm hoàn toàn mới so với thị trường, và Google không đủ thông tin để so khớp và phân phối quảng cáo. 
Nên nó không thể chạy chiến dịch quảng cáo một cách chính xác tới đúng đối tượng. Từ đó lượng truy cập của bạn thấp là điều đương nhiên.
Vì vậy, nếu có thể, hãy tự mình nghiên cứu thị trường trước. Ít nhất là bạn sẽ biết được sản phẩm của mình được nhiều người quan tâm hay không và độ cạnh tranh của nó cao hay thấp.

 

  1. Không có doanh số

Vậy là chúng ta đã xử lý được tình trạng lượt truy cập thấp. Bạn đã có nhiều nhấp chuột vào quảng cáo nhưng vẫn không bán được hàng. Bạn đang rất lo lắng bởi tiền đã tiêu tốn khá nhiều mà doanh thu vẫn chẳng được bao nhiêu.
 

4.1 Hãy cho máy thêm thời gian, dữ liệu và tiền bạc
Chúng ta lại có cách giải quyết tương tự như các vấn đề trước. Bạn phải kiên nhẫn. Máy cũng giống như người vậy. Việc nghiên cứu, tìm ra được đúng đối tượng quảng cáo là một công việc không hề đơn giản. Nó cần nhiều thời gian, nhiều dữ liệu và đôi khi là cần thêm tiền để mở rộng quy mô tìm kiếm, so sánh. Và nếu bạn muốn thời gian nghiên cứu giảm đi thì rất có thể phải bỏ thêm tiền.

 


Hãy cho máy học thêm thời gian để xử lý dữ liệu


Ví dụ: Hệ thống trí tuệ nhân tạo của Smart Shopping đang xem xét 2 từ khóa tìm kiếm có các tiêu chuẩn gần như nhau. Độ quan tâm đến từ khóa là tương đương. Chúng cũng có giá thầu quảng cáo bằng nhau. Vậy cái nào là tốt nhất dành cho sản phẩm của bạn? Liệu có ai đó đột nhiên chuyển đổi từ cụm từ tìm kiếm này sang cụm từ tìm kiếm khác không? Vì thế nó cần thêm thông tin khác để đối sánh. Vậy nên nó sẽ mất thời gian để hiển thị tới đúng đối tượng có thể tạo ra đơn hàng cho bạn.
Thông thường bạn phải đợi vài tuần để có đơn hàng đầu tiên. Nhưng đổi lại hệ thống tự động chạy càng lâu thì nó càng có nhiều thông tin và những lần sau nó sẽ hoạt động hiệu quả hơn, nhanh hơn. Vì vậy rất đáng để chúng ta chờ đợi.

Hầu hết chúng ta không có một nguồn ngân sách vô hạn dành cho quảng cáo hay tiếp thị. Chúng ta cũng không có quá nhiều thời gian chỉ để ngồi chờ đợi và cầu nguyện cho chiến dịch hoạt động tốt. Đôi khi bạn phải can thiệp vào chiến dịch nếu như kết quả bán hàng không được như mong đợi.

 

4.2 Phân khúc sản phẩm mới 
Chạy quảng cáo nói chung giống như bạn đang lái một chiếc xe vậy. Đôi khi bạn cảm thấy con đường mình đang đi không tốt, không đem lại điều mình mong muốn. Bạn cảm thấy cần phải rẽ một hướng khác để thử nghiệm xem có cải thiện được không.
Nếu bạn có sự hiểu biết về mua sắm và có ít thời gian, thì bài viết này đưa ra một gợi ý, bạn có thể thử nghiệm thiết lập kết hợp với chiến dịch mua sắm tiêu chuẩn. Đó là một trong những cách làm mới đi thay vì dậm chân tại chỗ.

Ngoài ra, Một trong những cách thử nghiệm đó là tìm cách phân loại sản phẩm theo một hướng khác. Chúng ta đã xem về các tiêu chí dùng để nhóm sản phẩm trong chiến dịch Smart Shopping. Bạn có thể nhóm theo thương hiệu, theo loại sản phẩm, và theo nhãn tùy chỉnh (các sản phẩm bán chạy nhất, các sản phẩm không click, các sản phẩm theo biên lợi nhuận,…).

 

  1. Thuê một nhà tư vấn hoặc một Agency để xử lý vấn đề

Trí tuệ của con người đều có giới hạn, vì thế bạn. Đừng tự trách bản thân mỗi khi gặp vấn đề về chạy quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo Smart Shopping. Có lẽ bạn không có nhiều thời gian để nghiên cứu nó. Bạn đang điều hành một công việc kinh doanh, bạn có quá nhiều thứ khác phải lo. Bạn phải nhập hàng, quản lý hàng, liên hệ với nhà cung cấp, với đối tác, rồi lại trả lương, lo chế độ cho nhân viên. Bạn không còn thời gian để đầu tư cho quảng cáo và tiếp thị.
Lúc đó bạn buộc phải có người hỗ trợ. Thuê một chuyên gia về quảng cáo là một cách hay. Bạn không cần bảo họ phải làm gì. Bạn chỉ cần ra một mục tiêu rõ ràng, dạng như tôi muốn sản phẩm này phải được đẩy mạnh quảng cáo, tăng doanh số trong khoảng thời gian này. Và họ sẽ làm tất cả cho bạn. Bạn cũng không cần mất thời gian để học thêm các khóa học về quảng cáo. Bạn chỉ tập trung quản lý kinh doanh.

 


Thuê nhà tư vấn hoặc Angency để hỗ trợ
 

Nhưng tất nhiên cách này tốn tiền, thậm chí là rất nhiều tiền. Đối với những bạn mới kinh doanh thì việc thuê một người chỉ để chạy quảng cáo cho bạn là cả một vấn đề không hề nhỏ. Bởi thế mà mới có bài viết này. Bài viết này hướng dẫn cho bạn tự thiết lập một chiến dịch quảng cáo Smart Shopping hiệu quả nhất. Và bài này muốn nhắc nhở một điều nữa đó là khi bạn giao cho người khác thì bạn hoàn toàn không kiểm soát được chiến dịch cũng như ngân sách của mình. Bạn phụ thuộc hoàn toàn vào họ. Và nếu giả sử họ không làm nữa vì một lý do nào đó, bạn sẽ gặp vấn đề thực sự với các chiến dịch quảng cáo của mình. Tìm một người thay thế phù hợp để chạy quảng cáo cho bạn mất rất nhiều thời gian. Vì thế nếu được, hãy luôn chủ động quản lý và kiểm soát chiến dịch Smart Shopping của mình thông qua việc học hỏi, nghiên cứu. Hãy bỏ ra một ít thời gian để có cái nhìn tổng thể về nó, bạn sẽ phát huy được tác dụng của mình, từ đó bạn sẽ tự khắc phục được sự cố mà mua sắm thông minh gặp phải.
 

Lời kết
OMNIS rất vui khi đồng hành cùng các bạn trong những bài viết chia sẻ những thông tin bổ ích về Smart Shopping này. OMNIS luôn hy vọng bạn sẽ thu hoạch được nhiều kiến thức bổ ích nhất để hoàn toàn chủ động trong việc thiết lập và điều chỉnh chiến dịch quảng cáo của mình. Bài hôm nay là về cách xử lý các sự cố thường gặp. Nếu có thắc mắc hoặc có câu hỏi nào thì hãy liên hệ trực tiếp với OMNIS để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.

Hãy đăng ký liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ
Đăng ký tham gia ngay!

Đăng ký tham gia

Đăng ký tham gia

HOTLINE:
Zalo