Google Shopping là gì? 3 lý do nên sử dụng Google shopping để tăng doanh số

Ngày nay, Google Shopping Ads hay còn gọi là “quảng cáo mua sắm” đang ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp tăng nhanh doanh số. Vậy Google shopping là gì và vì sao bạn cần đầu tư vào Google shopping hãy cùng OMNIS tìm hiểu qua bài viết này nhé.
 

Google Shopping là gì? 3 lý do nên sử dụng Google Shopping để tăng doanh số

  1. Google Shopping là gì?

Google Shopping là một dạng hiển thị sản phẩm cho phép các chủ doanh nghiệp bán lẻ quảng cáo sản phẩm theo cách hấp dẫn và thu hút người mua nhất. Nếu một khách hàng tìm kiếm sản phẩm giống với sản phẩm bạn đang kinh doanh, Google sẽ hiển thị những quảng cáo liên quan đến sản phẩm của bạn cũng như của đối thủ. 

Nếu người dùng nhấn vào quảng cáo của bạn, Google sẽ dẫn người đó đến trang bán hàng thuộc website của bạn.
Ví dụ về mẫu quảng cáo của Google Shopping:

 


Ví dụ về google shopping quảng cáo về máy rửa chén

 

Đây là những hình ảnh quảng cáo hiện ra khi người dùng tìm kiếm từ khóa “Máy rửa chén”.

Mỗi mẫu quảng cáo Google Shopping sẽ bao gồm một hình ảnh, tiêu đề sản phẩm, giá cả, tên của doanh nghiệp. Đôi khi, Google Shopping sẽ hiển thị thêm một số thông tin cụ thể hơn về doanh nghiệp như phí vận chuyển hay đánh giá của người mua.

Ngày nay, Google Shopping đã được phổ biến tại hơn 40 nước trên thế giới. Và Google Shopping không phải là duy nhất trong mảng này, ở Việt Nam còn 1 đối thủ nặng ký đó chính là Facebook ads, với loại hình quảng cáo sản phẩm động (Dynamic Products), gần giống với Google Shopping ads. Nhưng cho đến nay thì Google shopping đang tiên phong trong lĩnh vực quảng cáo mua sắm. 
Vậy, lý do vì sao chúng ta CẦN sử dụng quảng cáo trên nền tảng Google Shopping? 

 

  1. Vì sao nên đầu tư google Shopping?

Phần lớn người dùng hiện nay bắt đầu quá trình tìm hiểu về sản phẩm thông qua việc tìm kiếm trên Google trước khi ra quyết định mua hàng. Theo Google, có đến 53% người mua sắm nói rằng họ luôn nghiên cứu về sản phẩm trước khi mua để đảm bảo rằng mình không bị mua lầm. Đây chính là cơ hội để quảng cáo về sản phẩm của bạn xuất hiện đúng thời điểm khách quan tâm. 

Bên cạnh loại quảng cáo Google Ads truyền thống bạn phải mô tả cho quảng cáo của mình và chèn từ khóa phù hợp, thì Google đã cung cấp thêm cho chúng ta một giải pháp đó là Google Shopping Ads. Khi chủ doanh nghiệp chọn chạy quảng cáo Google Shopping, thuật toán của nó sẽ tự động trích xuất data từ cửa hàng  của bạn, tạo quảng cáo cho các sản phẩm trên website, cũng như là hiển thị đi kèm trong những kết quả tìm kiếm liên quan.

Mặc dù quảng cáo Google Shopping có thể sẽ khiến bạn mất kha khá thời gian lúc đầu để thiết lập, nhưng càng về sau bạn tiết kiệm được rất nhiều công sức và thời gian.

Đây cũng chính là lý do Omnis luôn khuyến khích các cửa hàng nên bắt đầu với Google Shopping. Vì Giải pháp mới này thật ra ít rủi ro hơn so với quảng cáo kiểu chữ truyền thống của Google - khiến nhiều nhà quảng cáo “đau đầu” vì thâm hụt ngân sách.
 

3 lý do nên đầu tư Google shopping để cải thiện kinh doanh trực tuyến hiệu quả

Lý do 1:  Quảng cáo Google Shopping là cách duy nhất để sản phẩm của bạn nằm ở top kết quả hiển thị tìm kiếm của Google:

  • Một khác biệt “không hề nhỏ” giữa quảng cáo kênh Google Shopping với quảng cáo chính là độ hiển thị.
     

Các mẫu quảng cáo mua sắm chiếm phần lớn xếp hàng đầu

  • Các quảng cáo chữ cũng bị đẩy xuống dưới, trong khi quảng cáo Google Shopping được đặt ở vị trí ngay trên cùng. Ý đồ của Google đó chính là cách hiển thị “bắt mắt” của kênh Shopping thu hút hầu hết lượt click của người dùng và cũng tức là Google sẽ “bỏ túi” được nhiều lợi nhuận hơn. Và cả những nhà bán hàng cũng được hưởng lợi từ cách hiển thị này.
     
  • Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Merkle, các chủ doanh nghiệp đang có xu hướng đổ dồn ngân sách sang quảng cáo Google Shopping, thay thế cho phương thức quảng cáo bằng chữ trước đây. Cụ thể hơn, ngân sách quảng cáo Google Shopping đã tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi quảng cáo bằng chữ giảm 12%.
     


Ngân sách Google shopping tăng

 

  • Google Shopping “sở hữu” đến 65% số lượng click đến từ quảng cáo của google và đến 89% đối với quảng cáo Google dành cho những tìm kiếm không bao gồm tên thương hiệu sản phẩm.
     
  • Quảng cáo Google shopping giúp doanh nghiệp thu về hơn 12% lợi nhuận trên giao diện Desktop. Tuy nhiên nó phải tuân thủ về các “từ khóa” không chứa tên thương hiệu khi đối chiếu với cách quảng cáo bằng chữ hay còn gọi là Search Ads.

Lý do thứ 2: Google Shopping hiển thị hình ảnh trực quan so với việc hiển thị nội dung của Google Ads Search 

Để hiểu sâu một cách cặn kẽ về Google shopping, lý thuyết thôi thì chưa đủ. Hãy cùng tôi xem các ví dụ thực tế và so sánh xem các phương thức quảng cáo này có điểm gì khác biệt.
Rõ ràng, nếu bạn đang có nhu cầu “sắm” một đôi Nike dòng Air Max, bạn sẽ nhấn vào hình ảnh quảng cáo của Google Shopping hơn đúng không?

 

Ví dụ nếu bạn muốn sắm đôi Nike Air Max
 

Bàn về chất lượng nội dung của đoạn quảng cáo bằng chữ của Nike thì đúng là “không có gì để chê cả”, nhưng nó chỉ đơn thuần là mô tả về sản phẩm. Quảng cáo Google Shopping cho người dùng xem hình ảnh chân thực của sản phẩm.

Nếu trong dãy sản phẩm này có sản phẩm mà bạn đang tìm kiếm, chắc chắn, bạn sẽ click chuột vào một trong những mẩu Google Shopping này.
Cách hiển thị trực quan này cũng rất hiệu quả khi người tiêu dùng vẫn đang “loay hoay” không biết chính xác mình nên mua gì, loại nào, Một số người dùng sẽ sử dụng nó như một công cụ để “nghiên cứu thị trường”. Họ sẽ tìm hiểu về các loại sản phẩm khác nhau, mẫu mã, màu sắc, giá cả và cửa hàng hiện có trên thị trường.

Lý do thứ 3: Sự khác biệt về trải nghiệm mang đến cho người dùng của Google Shopping so với các cách thức quảng cáo truyền thống:

Từ trước đến nay, quảng cáo luôn được xem như là một “thứ” gián đoạn trải nghiệm của chúng ta.
Như khi bạn đang thưởng thức một video trên Youtube, một quảng cáo chen vào sẽ làm hỏng đi cảm xúc của bạn đối với các video đó. Bạn sẽ cảm thấy khó chịu hoặc nôn nóng bấm ngay “bỏ qua quảng cáo” để tiếp tục thưởng thức. Tuy nhiên, nếu quảng cáo đó hấp dẫn hay nó đang là nhu cầu của bạn thì chắc chắn bạn sẽ tò mò xem hết đoạn hoặc thậm chí muốn xem nhiều hơn.
Hình này là một ví dụ của một quảng cáo trên Youtube của máy điện giải nước Kangen:

 


Mẫu quảng cáo này giúp Kangen có ưu thế so với đối thủ

 

“Khi quảng cáo này hiện ra, tôi không có ý định mua máy điện giải từ trước nhưng có thể sau này tôi sẽ cân nhắc” .Và mẫu quảng cáo này sẽ giúp Kangen có ưu thế so với đối thủ khi tôi thật sự quyết định mua hàng.

Cách hiển thị dựa trên tìm kiếm của người dùng. Một sự thật là những gì chúng ta gõ vào ô tìm kiếm đều thể hiện rõ ràng ý định mua hàng của mỗi người. Nghĩa là những quảng cáo của kênh Shopping trên Google chỉ hiển thị khi người dùng đang thực sự có ý định mua hàng.
Ví dụ: Nếu bạn đang tìm kiếm đôi “Nike Air Max 270”, đây là “cơ hội vàng” để các cửa hàng bán giày chạy quảng cáo ngay chính sản phẩm này. Đây là hình ảnh rõ về mẫu quảng cáo của Google Shopping trên thiết bị di động:

 


Với những quảng cáo dạng này, tỉ lệ click và ra đơn cao hơn rất nhiều

 

Chúng ta có thể thấy rõ điều này khi phân tích chi phí cho một lượt click của khách hàng vào mẫu quảng cáo. Một lượt xem của quảng cáo trên Youtube chỉ tốn vài đồng, nhưng chỉ bằng 1 phần 10 hoặc hơn chi phí cho một lượt click vào quảng cáo sản phẩm.
 

  1. Cách thức hoạt động và chi phí quảng cáo của Google Shopping

3.1 Cách thức hoạt động

  • Thuật toán của Google sẽ xử lý và tiếp nhận một tập tin: thông tin khái quát về sản phẩm, bao gồm toàn bộ những dữ liệu về sản phẩm đó như tên, mô tả, hình ảnh, giá cả, v..v..
     
  • Google sử dụng dữ liệu 1 cách “khéo léo” để hiển thị sản phẩm của bạn với các kết quả tìm kiếm thật sự liên quan cũng như tạo ra một mẫu quảng cáo cho sản phẩm đó.
     
  • Người tìm kiếm trên Google sẽ thấy các mẩu quảng cáo Shopping liên quan đến tìm kiếm họ đã gõ, đi kèm với hình ảnh của sản phẩm, cũng như giá cả và thông tin khác (ví dụ như đánh giá của người mua)
     
  • Nếu người dùng quan tâm tới sản phẩm của bạn, họ nhấn vào quảng cáo và Google sẽ đưa họ đến thẳng website bán hàng của bạn. Và tất nhiên, bạn sẽ sẽ trả một khoản phí cho những cú nhấp chuột đó.

Ví dụ: Mặt hàng kinh doanh của bạn là phụ kiện điện thoại và bạn tiến hành chạy một chiến dịch quảng cáo Shopping để tăng doanh thu.
Bạn sẽ phải cung cấp cho Google dữ liệu về sản phẩm của bạn. Và khi khách hàng tìm kiếm từ khóa “iPhone 11 wireless charger” (đồ sạc không dây dành cho iPhone 11) trên Google. 
Thuật toán của Google sẽ lựa chọn một mẫu củ sạc điện thoại iPhone 11 phù hợp từ website của bạn, tạo một mẫu quảng cáo Shopping và hiển thị nó tới người tìm kiếm cùng với các mẩu quảng cáo khác. Người dùng thấy mẫu quảng cáo của bạn và nhấp vào, được đưa tới trang bán hàng. Và bạn trả phí cho Google là xong.

3.2 Chi phí để chạy quảng cáo Google Shopping

Tương tự như quảng cáo chữ truyền thống, bạn sẽ phải trả tiền cho Google mỗi lần có người nhấn vào mẫu quảng cáo của bạn. Đây là bảng giá trung bình cho những lượt click vào quảng cáo Shopping chia theo từng phân khúc thị trường:
 

Bảng giá trung bình cho những lượt click vào quảng cáo Shopping
 

Riêng với các gian hàng thương mại điện tử, CPC (Cost per Click) là 0.66 đô la, nhỉnh hơn một chút so với chi phí quảng cáo của Google nói chung (1.66 đô la).
Chủ doanh nghiệp phải trả số tiền thấp hơn cho một lượt click vào một mẫu quảng cáo trên Google Shopping, CPA (Cost per Action – hiểu nôm na là chi phí cho một lượt mua hàng của người dùng) cũng thấp hơn. Con số này của Google Shopping là 38.87$ so với 45.27$, CPA của các mẫu quảng cáo trên Google nói chung.

Nhưng chủ doanh nghiệp – người đứng đằng sau các chiến dịch quảng cáo mới là người quyết định mức độ hiệu quả của một mẫu quảng cáo Shopping.
Tuy nhiên sẽ có những trường hợp mà các chiến dịch quảng cáo Google Shopping không hiệu quả bằng quảng cáo bằng chữ đơn thuần, nhưng nếu bạn có những thay đổi phù hợp, kết quả và doanh thu mang về có thể sẽ trở nên “khởi sắc” hơn.

Lời kết
OMNIS vừa chia sẻ kinh nghiệm với bạn về Google Shopping cũng như cách thức hoạt động của chúng. Hi vọng qua những thông tin trên, bạn sẽ có thêm kiến thức bổ ích, giúp doanh nghiệp của mình có lối đi mới và đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. Để tìm hiểu thêm về Google shopping hay những chiến lược quảng cáo, tối ưu hóa cho doanh nghiệp, đừng ngần ngại liên hệ ngay với OMNIS, chúng tôi với đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp sẽ hỗ trợ bạn nhanh chóng, kịp thời.

 

Hãy đăng ký liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ
Đăng ký tham gia ngay!

Đăng ký tham gia

HOTLINE: