CÁCH THIẾT LẬP NGÂN SÁCH CHO CHIẾN DỊCH SMART SHOPPING
Có thể nói Smart shopping là một chiến dịch quảng cáo gần như là tự động hoàn toàn. Tuy nhiên, hai trong số những thông số được quyền điều chỉnh đó chính là mục tiêu ROAS và ngân sách. Bài viết sau, OMNIS sẽ hướng dẫn bạn thiết lập ngân sách cho Smart shopping một cách chi tiết và nhanh chóng.
Cách thiết lập ngân sách trong Smart Shopping
Ngân sách là một trong những vấn đề được quan tâm nhất khi chạy quảng cáo. Nhiều người có thói quen thiết lập một ngân sách cố định. Ví dụ : “Tôi chỉ chi tối đa 2-4 triệu/tháng” cho quảng cáo. Điều đó tốt. Tuy nhiên nếu bạn muốn chi tiết và khoa học hơn 1 chút, đặc biệt là với dạng quảng cáo tự động như Smart Shopping thì bạn phải có ngân sách linh hoạt.
- Cơ sở thiết lập ngân sách Smart Shopping
Đầu tiên, bạn nên dùng các kết quả cũ làm cơ sở cho thiết lập ngân sách của bạn. Dựa vào mức ngân sách bạn đã chạy trước đây ở các quảng cáo Google Ads hoặc chiến dịch mua sắm tiêu chuẩn (Standard Shopping) để áp dụng sang cho ngân sách của Google Smart Shopping.
Tiếp theo, dùng số liệu từ Google Ads hoặc Standard Shopping sang. Hoặc có thể điều chỉnh 1 chút, thêm bớt 1 chút để máy có thể có nhiều dư địa hơn để nhắm mục tiêu quảng cáo cho bạn tốt hơn. Và cũng nên lưu ý rằng trong việc điều chỉnh ngân sách này. Hãy để máy có đủ thời gian cần thiết để thu thập và xử lý thông tin.
- Dành thời gian để máy học thông tin
Nhiều người chạy quảng cáo Google Ads nói chung và Smart Shopping nói riêng thường bị mắc một sai lầm là thiếu kiên nhẫn. Sau khoảng 1 hoặc 2 tuần không thấy tỷ lệ chuyển đổi tăng lên đáng kể, hoặc quảng cáo không tiêu hết mức ngân sách đã thiết lập trong ngày, là họ lập tức chỉnh sửa ngân sách (tăng hoặc giảm) hoặc là hủy bỏ chiến dịch để khỏi tốn tiền. Tuy nhiên chúng ta hãy để cho trí tuệ nhân tạo của Google có thêm thời gian để học tập.
Khi đang phân khúc cho một số ít sản phẩm, nghĩa là bạn chạy quảng cáo cho một nhóm nhỏ sản phẩm, hoặc thậm chí chỉ chạy quảng cáo smart shopping cho duy nhất 1 sản phẩm, trường hợp này có thể mất thêm một chút thời gian so với thông thường để máy học của Smart Shopping tìm ra cách đầu tư số tiền đó vào đâu và nó sẽ làm gì.
OMNIS đã từng thử nghiệm chạy Smart Shopping với một nhóm nhỏ các sản phẩm. Doanh số của nó ban đầu là khá ảm đạm. Số liệu tăng khá chậm, nhưng vì đây là mục đích test nên chúng ta cần kiên nhẫn chờ đợi để ghi nhận lại những thay đổi. Sau một khoảng thời gian máy học tầm 1 tháng, thì doanh số bắt đầu tăng tốt và duy trì ổn định. Và kết quả này vô cùng xứng đáng cho những thời gian chờ đợi của chúng ta.
Nếu bạn thay đổi ngân sách quá nhiều lần, bạn sẽ gây rối loạn cho thuật toán của Google. Đừng vội thấy chưa hiệu quả mà đẩy ngân sách lên cao hoặc hạ thấp xuống, theo đại diện Google khuyên, nếu thay đổi ngân sách, bạn đừng thay đổi nó tăng giảm đột ngột, nếu thực sự cần thì bạn có thể tăng giảm không quá 20% so với mức hiện tại. Nhưng tốt hơn là hãy dành thời gian để cho nó thu thập dữ liệu và học để đem lại cho bạn kết quả như ý muốn.
- Giới hạn ngân sách
Bản thân Google đề xuất rằng: bạn hãy thiết lập chi tiêu ngân sách không giới hạn cho Smart Shopping hoạt động, nhưng cần cân bằng với mục tiêu ROAS.
Quan điểm này không hoàn toàn đúng. Bởi vì dù sao Google cũng là một công ty kinh doanh và họ cần tối ưu hóa lợi nhuận. Tất nhiên họ có trách nhiệm giúp bạn có nhiều tiền hơn, nhưng đồng thời họ cũng muốn bạn chi càng nhiều càng tốt cho quảng cáo.
Dù Google có làm tốt và chi tiêu hiệu quả ngân sách quảng cáo của chúng ta, và đạt mục tiêu ROAS, thì bản thân nội tại công ty của chúng ta vẫn có những giới hạn khác như: tiền mặt để chi tiêu quảng cáo và chi phí trang trải hoạt động kinh doanh, khả năng xử lý đơn hàng, bảo trì,… Chúng ta không chỉ tiêu tiền cho quảng cáo, mà ở góc độ quản lý doanh nghiệp, chúng ta còn phải thỏa mãn điều kiện cân bằng với các yếu tố khác như đã liệt kê. Giả sử quảng cáo vượt quá khả năng giao hàng của chúng ta thì đó là sự lãng phí ngân sách.
Phát biểu của Google không phải là sai nhưng chúng ta nên điều chỉnh thành: “Hãy tăng hoặc thiết lập ngân sách “tối đa" khi mà bạn đã đạt được mục tiêu ROAS và đồng thời đã kiểm soát được các yếu tố khác nữa liên quan đến vận hành của doanh nghiệp.”
- Cảnh báo: “Bị giới hạn bởi ngân sách"
Trong chiến dịch quảng cáo Smart Shopping, sẽ có lúc bạn nhận thấy xuất hiện cảnh báo: “Bị giới hạn bởi ngân sách". Tính năng này được bổ sung từ năm 2020. Một điều khá thú vị là cảnh báo này chỉ xuất hiện khi mà chiến dịch của bạn vừa bị giới hạn bởi ngân sách và đồng thời đang vượt mục tiêu ROAS.
Cảnh báo “Bị giới hạn ngân sách”
Đây là 1 cảnh báo có giá trị, Google đã làm tốt phần này (chỉ riêng với các chiến dịch smart shopping). Thông báo này Google nói với bạn rằng bạn đừng tăng ngân sách trừ khi quảng cáo đã đạt mục tiêu ROAS. Chúng ta có thể hiểu rằng, chiến dịch quảng cáo đang ổn đối với mục tiêu ROAS, và nếu bạn ok với mức ROAS hiện tại thì bạn có thể tiếp tục tăng ngân sách để mở rộng quảng cáo. Lưu ý không áp dụng điều này với các chiến dịch đang thua lỗ.
Cách để bạn có thể kiểm soát ngân sách là xem lại lịch sử chi tiêu của ngày hôm qua, chọn chế độ xem dữ liệu theo từng ngày.
Bảng tổng quan theo dõi dữ liệu
Đặc biệt là trong quãng thời gian đầu khi mới tạo quảng cáo, nếu bạn không có một cơ sở đặt ngân sách, bạn có thể chọn đại 1 mức ngân sách mà bạn cho là phù hợp. Sau đó bạn có thể vào đây để theo dõi chi tiêu quảng cáo mỗi ngày và so sánh số tiền đã chi tiêu ngày hôm qua với mức thiết lập ngân sách của từng chiến dịch.
Từ đó bạn có thể rút ra được thiết lập ngân sách hợp lý với chiến dịch của mình. Số liệu quá khứ sẽ cung cấp cho bạn những ý tưởng để điều chỉnh ngân sách. Đồng thời bạn cũng biết được chiến dịch vẫn còn đang trong giai đoạn máy học hay không, nó có đang thu thập thêm dữ liệu hay không.
Và khi cần tăng ngân sách, hãy tăng ngân sách một cách từ từ, để máy không phải học lại từ đầu, cho đến khi không còn xuất hiện cảnh báo: “Bị giới hạn bởi ngân sách”. Hãy luôn nhớ rằng, mối quan hệ giữa ROAS và ngân sách là mật thiết và bạn phải cân bằng chúng sao cho chiến dịch đạt được hiệu quả cao nhất. Thông thường, khi bạn giảm ROAS thì bạn cần tăng ngân sách để thu hút thêm traffic. Vì vậy, đừng để 2 chỉ số này đối chọi nhau mà hãy cân bằng để chúng hỗ trợ nhau. Công việc của chúng ta là tìm ra cách tốt nhất để máy có thể hiểu được mục tiêu mà chúng ta muốn đạt được.
Mối quan hệ của ROAS và Ngân sách luôn mật thiết
- Kết hợp với chiến dịch mua sắm tiêu chuẩn
Khi bạn muốn sử dụng kết hợp giữa quảng cáo Shopping tiêu chuẩn và Smart Shopping, bạn sẽ có nhiều dữ liệu và có nhiều kiểm soát hơn.
Kết hợp giữa Shopping tiêu chuẩn và Smart Shopping, bạn sẽ có nhiều dữ liệu và kiểm soát hơn
Trong quảng cáo Shopping tiêu chuẩn, bạn có thể điều chỉnh để máy chạy đúng mục tiêu mà bạn mong muốn. Khi chuyển sang Smart shopping, việc điều chỉnh ROAS và ngân sách giúp cho bạn nói rõ hơn với Google rằng: “Đây chính xác là mục tiêu mà tôi muốn”. Nhờ những dữ liệu thu thập được từ Shopping tiêu chuẩn lẫn Smart Shopping của bạn, Google hoàn toàn đủ thông tin về đối tượng mà bạn mong muốn chạy quảng cáo. Điều này tức là bạn đang tiếp thị ở đáy phễu bán hàng: những người thực sự có nhu cầu về sản phẩm của bạn. Bạn đã thu thập đủ thông tin về đấu giá, về đối tượng khách hàng, và muốn tăng doanh thu.
Trong trường hợp khác, đôi khi bạn lại muốn đi theo hướng quảng bá hình ảnh hơn là tập trung vào doanh số bán hàng. Chẳng hạn bạn có 1 sản phẩm mới, và bạn muốn nhiều người biết đến. Lúc này bạn có thể giảm giá trị ROAS để nói với Google rằng: “Hãy chạy rộng khắp các kênh của Google, hãy phân phối hình ảnh sản phẩm ở nhiều nơi, tôi muốn nhiều khách hàng biết đến mình.” Đó là lúc bạn đang tiếp thị ở tầng trên phễu.
Tuy nhiên, trường hợp này thì chiến dịch mua sắm tiêu chuẩn lại làm tốt hơn so với smart shopping. Việc tiếp tục ở tầng trên phễu có thể làm “bóp nghẹt" smart shopping, vì vậy hãy cẩn thận với điều này. Bản thân smart shopping sinh ra để phục vụ tốt cho mục tiêu tăng doanh số hơn là quảng bá hình ảnh.
Đó là điều mà OMNIS muốn đề xuất cho những ai đang làm marketing cho nhãn hàng với mục tiêu tăng hình ảnh thương hiệu.
Ví dụ, bạn đang bán giày Nike, bạn mong muốn bất kỳ ai gõ từ khóa nào, thậm chí chung chung kiểu “giày chạy bộ” hoặc “giày chạy tốt nhất” đều có thể tìm thấy bạn. Bạn chỉ muốn được xuất hiện ở các cụm từ tìm kiếm này, không quan trọng phải có một mục tiêu ROAS và ngân sách nhất định. Đó là lúc Shopping tiêu chuẩn hữu ích hơn , phù hợp hơn để chạy quảng cáo so với Smart Shopping. Hãy luôn ghi nhớ điều này. Và bạn nên linh hoạt chuyển đổi giữa các loại chiến dịch để thu được hiệu quả cao nhất. Không nhất thiết lúc nào cũng chỉ chạy Smart Shopping.
Kết luận
OMNIS vừa hướng dẫn cho bạn những điều thực sự cần thiết về ngân sách trong Smart Shopping. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn có thêm kinh nghiệm để thực hiện tốt chiến dịch. Nếu có vấn đề hay chưa hiểu rõ, đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời.