CÁCH THIẾT LẬP MỤC TIÊU ROAS HIỆU QUẢ

Hai trong số ít các thông số của chiến dịch Smart Shopping mà bạn có thể điều chỉnh đó chính là ROAS và ngân sách. Vì thế đây là 2 chỉ số rất quan trọng giúp bạn hướng máy học đi theo ý mình mong muốn. Và ở bài viết này, OMNIS sẽ chia sẻ với bạn cách thiết lập mục tiêu ROAS một cách hiệu quả.
 

Cách thiết lập ROAS hiệu quả
Cách thiết lập ROAS hiệu quả

 

  1. Định nghĩa ROAS

ROAS là từ viết tắt của “return on ad spend” nghĩa là “Lợi tức chi tiêu quảng cáo".

ROAS được tính bằng = Doanh thu / Chi phí

Ví dụ: Trong 1 tháng bạn chi ra 20 triệu cho việc chạy quảng cáo. Sau 1 tháng doanh thu bán hàng bạn thu về là 60 triệu. 
ROAS = 60 triệu / 20 triệu = 3 (300%)
Theo Google thì ROAS trong chiến dịch của bạn 1 tháng qua là 300%.

Đây là một chỉ số rất quan trọng trong Ngành quảng cáo trực tuyến. Nó đo lường hiệu quả của chiến dịch quảng cáo online của bạn. Tỷ lệ ROAS là cơ sở để bạn quyết định có tiếp tục đầu tư tiền vào quảng cáo hay không hoặc là có đầu tư thì phải cải thiện như thế nào?


Trong kế toán tài chính thì có một chỉ số cũng gần giống ROAS đó chính là ROI - Return on Investment. ROI là Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư. Tuy nhiên có sự khác nhau giữa ROAS và ROI. ROAS chỉ tính trên chi phí đầu tư cho riêng mảng quảng cáo. ROI thì chính xác hơn so với ROAS bởi ROI tính dựa trên lợi nhuận ròng trên phí đầu tư cho toàn dự án hoặc cho toàn bộ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.


Tuy nhiên trong lĩnh vực quảng cáo và thương mại điện tử thì người ta sử dụng ROAS nhiều hơn. Và trong Google Smart Shopping chúng ta chỉ quan tâm đến ROAS chứ không có ROI. Vì ROAS cũng là một trong số ít các thông số có thể điều chỉnh trong chiến dịch quảng cáo Smart Shopping.

Bạn có thể tham khảo bài viết cách nhập chỉ số ROAS ở bài “ CÁCH TẠO CHIẾN DỊCH MUA SẮM THÔNG MINH”. 
Để nhập ROAS, bạn vào mục cài đặt →  đặt giá thầu → lợi tức mục tiêu trên chi tiêu quảng cáo. Trong ô đó bạn nhập giá trị ROAS mong muốn. Lưu ý bạn phải nhập số %. Ví dụ bạn muốn 1 đồng chi tiêu quảng cáo sẽ mang lại 3 đồng doanh thu, bạn sẽ không nhập số 3 mà nhập 300%.

 

Cài đặt giá thầu và ngân sách
Cài đặt giá thầu và ngân sách

 

  1. Cách thiết lập ROAS

Chúng ta không thể nhập đại 1 con số ROAS vu vơ nào đó. Và điều đó có thể làm chiến dịch kém hiệu quả và gây lãng phí ngân sách quảng cáo. Vì vậy, OMNIS sẽ hướng dẫn cho bạn cách để tìm ra giá trị ROAS phù hợp với mục tiêu của bạn.
 
2.1. Brand vs Non-Brand hay kết hợp
Khi chạy bất kỳ 1 chiến dịch quảng cáo nào, thông thường chúng ta sẽ cân nhắc 1 mục tiêu cho chiến dịch đó. Với công cụ quảng cáo tìm kiếm bằng chữ truyền thống hoặc quảng cáo mua sắm tiêu chuẩn của Google, nó cho phép chúng ta nhắm mục tiêu phân khúc khách hàng, cũng như định vị thương hiệu một cách dễ dàng vì 2 loại chiến dịch này cho phép chúng ta quản lý nhiều thông số dữ liệu. Một trong những lý do mà chúng ta làm như vậy là vì chúng ta cần giữ hình ảnh định vị và phân khúc cho thương hiệu của chúng ta được khác biệt. Công cụ tìm kiếm cũng như quảng cáo tiêu chuẩn đáp ứng được điều này. Tuy nhiên, với smart shopping thì việc này sẽ khó khăn hơn, mọi thứ đều tự động, chúng ta ít có quyền chỉnh sửa, vì vậy phải quản lý các mục tiêu thông qua điều chỉnh ROAS. 
Có 3 mục tiêu ROAS chính như sau:
- Tìm kiếm thương hiệu (Brand)
- Tìm kiếm không thương hiệu (Non-Brand)
- Kết hợp (Blended). 


Khi quảng cáo với smart shopping thì khách hàng sẽ đến từ tất cả các kênh khác nhau, như Gmail, Youtube, Search, và các kênh đối tác của Google,… Là marketer hay chủ doanh nghiệp, chúng ta không nên đánh giá quá cao hay chỉ tập trung vào 1 kênh cụ thể, mà chúng ta cần linh hoạt tận dụng nó để đáp ứng các mục tiêu tùy thời điểm khác nhau. 
 
Có những thời điểm chúng ta cần tập trung vào truy vấn tìm kiếm thương hiệu để tăng doanh số bán hàng (lưu lượng truy cập thấp nhưng chất lượng chuyển đổi cao), có những thời điểm chúng ta cần truy vấn tìm kiếm rộng (không thương hiệu) để tăng thu hút nhiều lưu lượng truy cập web càng tốt, hoặc kết hợp vừa thu hút nhiều traffic vừa có thêm tìm kiếm thương hiệu để tăng doanh số bán hàng và có lượng truy cập. Vì thế, chúng ta cũng cần tăng giảm mức ROAS cao hay thấp để phù hợp với các mục tiêu này. 
 
Cụ thể:
Nếu có mục tiêu là tăng truy vấn tìm kiếm thương hiệu, thì chúng ta sẽ để ROAS ở mức CAO, thông thường là vào khoảng 700%. Lưu ý, khi đặt ROAS càng cao thì lưu lượng truy cập càng giảm nhưng chất lượng truy cập càng tăng, nên khả năng chuyển đổi thành doanh số bán hàng càng cao. 
 
Ngược lại nếu chúng ta tập trung vào truy vấn tìm kiếm không theo thương hiệu, thì có thể để ROAS ở mức THẤP, khoảng 300%. Lưu ý, khi đặt ROAS thấp, thì sẽ thu hút được nhiều lượng truy cập nhưng chất lượng lượng truy cập thấp nên lượt chuyển đổi thấp. 
 
Đôi khi chúng ta lại muốn kết hợp cả 2 mục tiêu trên, nghĩa là vừa tăng truy vấn tìm kiếm không thương hiệu, vừa tăng doanh số, ta có thể thiết lập ROAS ở mức 400%.

 

Khi ROAS đặt thấp thì tỷ lệ tăng thương hiệu tăng
Khi ROAS đặt thấp thì traffic tăng và ngược lại

Đối với mục tiêu tăng truy vấn tìm kiếm thương hiệu, hoặc kết hợp, chúng ta đang tìm kiếm lưu lượng truy cập dưới đáy phễu. Lúc đó, bạn cần có một phạm vi rộng giữa chi tiêu quảng cáo và doanh thu bán hàng. Bởi tiền đầu tư cho quảng cáo thường không phải là ít, vì thế sản phẩm của chúng ta phải có biên lợi nhuận đủ tốt để duy trì chạy quảng cáo lâu dài, nếu không sẽ bị thua lỗ.
 
Cách thiết lập chỉ số ROAS dựa vào lý thuyết phễu bán hàng 
Nếu đầu tư vào tầng trên của phễu tức là muốn tăng cường truy vấn tìm kiếm không thương hiệu, bạn cần thiết lập ROAS ở mức THẤP, lúc đó bạn sẽ thấy lượng traffic tăng dù số lượng đơn đặt hàng thì không tăng nhiều. Doanh thu không tăng nhưng vẫn được coi là thành công với mục tiêu này bởi lúc đó bạn thu về nhiều lượng truy cập.

 

Chúng ta có thể liên tưởng việc thay đổi ROAS với cách chúng ta lái xe. Chúng ta sẽ tăng ga nếu muốn đi nhanh hơn và giảm ga nếu muốn đi chậm lại. Thiết lập ROAS thì ngược lại, đó là nếu muốn Google đi nhanh hơn (phân phối nhiều traffic hơn) bạn sẽ giảm mức ROAS lại, nếu bạn muốn Google đi chậm hơn (phân phối ít traffic hơn nhưng chất lượng hơn), bạn sẽ tăng mức ROAS lên. Nói theo cách khác, giảm ROAS đồng nghĩa với traffic sẽ tăng lên nhưng chất lượng giảm đi, và ngược lại (traffic giảm đi, chất lượng tăng lên). 
 

 

Nếu bạn muốn tập trung traffic ở phần đáy phễu, nghĩa là muốn tăng truy vấn tìm kiếm thương hiệu sản phẩm, tăng tỷ lệ hành động chuyển đổi mua hàng, thì bạn cần đặt ROAS ở mức CAO. Bạn thu được ít traffic hơn nhưng chuyển đổi lại tăng. 
Nếu bạn muốn thu hút truy cập ở giữa phễu với mục tiêu hỗn hợp vừa tăng thương hiệu và doanh thu ở mức vừa phải. Lúc đó bạn đặt ROAS ở mức trung bình. 


 

Mô hình traffic theo phễu. Traffic tầng trên: tăng lưu lượng truy cập, traffic tầng dưới, tăng hành động chuyển đổi. 
Mô hình traffic theo phễu. Traffic tầng trên: tăng lưu lượng truy cập, traffic tầng dưới, tăng hành động chuyển đổi.

 
So sánh giữa chỉ tiêu ROAS và lượt truy cập

So sánh giữa chỉ tiêu ROAS và lượt truy cập
 

Lý thuyết là như thế nhưng với Google Smart Shopping thì mọi thứ không rõ ràng rành mạch như vậy. Chiến dịch mua sắm thông minh là một nền tảng quảng cáo đa kênh, bao gồm công cụ tìm kiếm của chính Google, các công cụ tìm kiếm của đối tác mà Google hợp tác, công cụ tiếp thị lại sử dụng Google Display Network, Youtube và Gmail… Nó dùng nhiều thuật toán để tiến hành remarketing - tiếp thị lại cho khách hàng và tập trung nhiều vào việc chuyển đổi đơn hàng. Việc tiếp thị lại đa kênh của Smart Shopping đôi khi khiến bạn khó kiểm soát chặt chẽ thương hiệu của mình. Hay nói cách khác, smart shopping tập trung nhiều vào việc bán hàng, vì vậy, mục tiêu tăng thương hiệu và kiểm soát thương hiệu sẽ khó khăn hơn, lúc đó, bạn nên chọn kênh khác với cách tiếp cận khác để có thể kiểm soát vấn đề này một cách chặt chẽ hơn. 
 
2.2. Nhóm sản phẩm cùng biên lợi nhuận với nhau bằng cách sử dụng nhãn tùy chỉnh
Bạn có thể thiết lập ROAS cho nhóm và nhãn tùy chỉnh. Đây không phải là một cách hoàn hảo để chọn ROAS nhưng cũng khá tốt để chúng ta thử nghiệm.
 
Ví dụ, bạn có thể nhóm các sản phẩm có cùng biên lợi nhuận chung 1 nhóm. Vì bạn đã biết rõ dữ liệu từ trước, chẳng hạn như bạn biết được mức ROAS đang thiết lập ở các chiến dịch khác, các dữ liệu này trong tầm kiểm soát của bạn. Khi bạn thiết lập 1 chiến dịch Smart shopping mới, bạn có thể căn cứ vào mức ROAS đã biết từ trước để thiết lập 1 mức ROAS khác đi 1 chút, có thể đặt cao hơn hoặc thấp hơn bình thường để đánh giá xem Google có làm tốt hơn hay tệ hơn so với mức bạn đã đặt trước đó. Đây là 1 phép thử của bạn dành cho Google. 
 
Giả sử khi mới bắt đầu chiến dịch, bạn muốn thu hút nhiều traffic cho trang web, lúc này bạn đặt ROAS ở mức thấp. Điều này giúp cho máy học hiểu rằng bạn đang cần nhiều traffic vào trang web và sản phẩm của mình. Khi thấy traffic đã đủ, bạn ghìm Google lại bằng cách nâng cao mức ROAS lên. Lúc này bạn như nói với Google: “Hãy ngừng phân phối traffic ở diện rộng, tôi cần traffic chất lượng hơn và tôi cần kiếm doanh số ở khúc này.” Không như chạy xe, chúng ta không nên dừng hẳn chiến dịch. Bạn chỉ nên tăng giảm tùy thời điểm để đạt được mục tiêu mình mong muốn.
 
2.3. Sử dụng số liệu ROAS từ chiến dịch cũ (các chiến dịch shopping tiêu chuẩn đã chạy trước đây)
Một cách khác để đặt mục tiêu ROAS là sử dụng các số liệu từ các chiến dịch cũ. Lúc này bạn đã xác định được sản phẩm mà mình muốn đẩy mạnh quảng cáo, và có trong tay những dữ liệu trước đây về sản phẩm này.
Chúng ta sẽ tìm những sản phẩm có chỉ số ROAS gần tương tự nhau, rồi nhóm chung lại với nhau. Bạn thiết lập mức ROAS gần với giá trị trước đó của các sản phẩm này và cho chạy 1 chiến dịch Smart Shopping mới để kiểm tra hiệu quả.

Thông thường chúng ta sẽ lựa chọn những sản phẩm đang tạo ra lợi nhuận tốt.
Những sản phẩm này đã hoặc đang chạy quảng cáo ở những chiến dịch khác, như shopping tiêu chuẩn chẳng hạn. Bạn cần đánh giá xem liệu nó còn hiệu quả khi chạy qua Smart Shopping hay không. Sẽ có rất nhiều lý do để bạn thử nghiệm 1 chiến dịch Smart Shopping mới cho 1 sản phẩm cũ. Tuy nhiên thông thường bạn nên chọn những sản phẩm có tối thiểu 30 chuyển đổi trong vòng 7-14 ngày gần nhất. 
 
Để cung cấp đầy đủ dữ liệu chuyển đổi cho thuật toán của Google nắm bắt, và biết được sản phẩm nào thực sự có chuyển đổi, bạn có thể dùng chiến lược Shopping tiêu chuẩn để chạy quảng cáo trước. Sau đó bạn ghi nhận dữ liệu chuyển đổi ban đầu, dựa vào đó, bạn có cơ sở để thiết lập mục tiêu ROAS cho chiến dịch mua sắm thông minh.
 
2.4. Có thể bắt đầu chiến dịch smart shopping với ROAS để trống
Bạn hoàn toàn có thể để trống mục tiêu ROAS này khi chạy quảng cáo Smart Shopping. Google cho phép như vậy và nó không có gì là sai cả. Có thể bạn sẽ lo lắng vì nếu không thiết lập ROAS, Google sẽ không hiểu rõ mục đích của bạn và nó sẽ đốt sạch tiền bạn chi cho quảng cáo. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Nhưng đừng quá lo lắng. Bởi ít nhất trong giai đoạn đầu của chiến dịch Smart Shopping, bạn vẫn để trống ROAS được mà không lo bị cạn hết tiền quảng cáo. 
Khi không điền vào giá trị ROAS thì Google sẽ mặc định là 200%. Vì vậy, ít nhất bạn vẫn đang nhắm đến mức 200% khi bạn không chọn một mức cụ thể. Cũng đồng nghĩa với việc bạn đang nói với Google rằng: “Hãy tự làm những gì có thể miễn sao tối đa chuyển đổi cho tôi”.


Sau khi thiết lập xong thì hãy cho máy thời gian đủ nhiều để nó có thể nghiên cứu học hỏi để đem lại kết quả chính xác nhất. Thông thường thời gian theo dõi máy học sẽ vào khoảng 7-14 ngày. Sau khoảng thời gian này hãy lưu ý quan sát để kịp thời điều chỉnh. Nếu thấy nó ngốn nhiều tiền và chưa đạt hiệu quả mong muốn, thì bạn giảm lại ngân sách và tăng mức ROAS lên để thu hút các traffic chất lượng hơn. 
Tuy nhiên, sau mỗi lần chỉnh sửa như vậy, bạn cần chờ đợi thêm ít nhất 14-15 ngày nữa để máy tiếp tục học và điều chỉnh kết quả. 

Theo Google công bố, mỗi lần chiến dịch của chúng ta có thay đổi lớn liên quan đến ngân sách hoặc đấu thầu ROAS thì thời gian máy học sẽ mất khoảng 1 đến 2 tuần để cho ra kết quả. Thực tế có nhiều chiến dịch máy chỉ tốn 7 ngày đã cho ra kết quả rồi. Trí tuệ nhân tạo ngày càng thông minh hơn. Hoặc có thể là do khi bạn chạy càng nhiều chiến dịch máy có nhiều thông tin về bạn thì nó sẽ hoạt động nhanh hơn.
Tuy nhiên, đối với các tài khoản mới, thông thường sẽ mất 2-3 tuần thì chiến dịch Smart Shopping mới bắt đầu phát huy hiệu quả và chi tiêu quảng cáo hợp lý hơn.

Đây không phải là một mánh lới gì của đội ngũ kỹ sư Google nhằm câu tiền của bạn. Mà bản chất máy cũng như con người. Nó cũng cần thời gian đủ nhiều để thu thập dữ liệu, xem xét cái nào hoạt động, cái nào không hoạt động. Bạn cần phải chi tiền để tham gia đấu giá, để xem ai đang mua hàng, ai không quan tâm. Quá trình máy học cần thời gian và chúng ta cần kiên nhẫn để nó thu thập đủ dữ liệu. 

 

  1. Cách tối ưu ROAS

Chúng ta không phải chỉ là thiết lập thông số ban đầu rồi để máy tự lo, mà là phải điều chỉnh để đạt được mức tối ưu. 
Kinh nghiệm chạy quảng cáo Smart shopping cho thấy chưa có một chiến dịch nào thực sự đạt được mức ROAS mà bạn thiết lập ban đầu. Hoặc nếu có, nó chỉ diễn ra trong 1 khoảng thời gian ngắn ngủi, sau đó nó lại biến động. 
ROAS có thể biến thiên ở mức cao hơn hoặc thấp hơn mức ban đầu ta thiết lập. Thậm chí ta thiết lập là 300% nhưng thực tế nó lại chạy lên đến 600%. Tất nhiên là lúc này bạn phấn khởi khi hiệu quả tăng cao. Nhưng chẳng mấy chốc nó lại tụt xuống 100% hoặc thậm chí ít hơn.
 
3.1 Kết hợp hài hòa giữa thiết lập mức ROAS với mức ngân sách chi tiêu quảng cáo mỗi ngày (daily budget)

ROAS và ngân sách quảng cáo là 2 trong số ít chỉ số ta có thể điều chỉnh được ở Google Smart Shopping. Và chúng còn có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Chỉ tiêu ROAS và ngân sách cần kết hợp một cách cân bằng hài hòa để đạt được hiệu suất cao nhất. Khi kết hợp cả 2 yếu tố này (ngân sách và ROAS), bạn có thể đẩy mạnh quảng cáo hoặc giảm quảng cáo tùy vào mục tiêu bạn muốn. Và ngân sách cũng là yếu tố quan trọng, việc thiết lập ngân sách sẽ góp phần quyết định bạn có đạt được mục tiêu hay không. Ví dụ, khi bạn đặt mức ROAS thấp thì bạn cần tăng ngân sách để thu hút thêm nhiều traffic, và ngược lại. 

 

Mối liên hệ mật thiết giữa ROAS và Ngân sách
Mối liên hệ mật thiết giữa ROAS và Ngân sách

 

Hoặc khi bạn nhận được cảnh báo: “Bị giới hạn bởi ngân sách" - cảnh báo này chỉ xuất hiện khi mà chiến dịch của bạn vừa bị giới hạn bởi ngân sách và đồng thời đang vượt mục tiêu ROAS. Thông báo này Google nói với bạn rằng bạn đừng tăng ngân sách trừ khi quảng cáo đã đạt mục tiêu ROAS của bạn, như vậy, bạn có thể tiếp tục ROAS tăng lên nữa để Google tiếp tục điều chỉnh theo mục tiêu bạn mong muốn. 

Đôi khi chiến dịch hoạt động không như bạn mong muốn dù đã điều chỉnh ROAS và ngân sách. Đó có thể là do quá trình máy học vẫn chưa kết thúc. Hoặc đó có thể là do bạn chưa cung cấp đủ dữ liệu dành cho máy. Smart shopping không hoạt động hiệu quả trong tình huống này. Và vì vậy, chiến dịch của bạn không bị tiêu tiền hoặc chỉ sử dụng một phần nhỏ ngân sách của chiến dịch. Và nếu đúng như vậy thì máy học của Google đang làm việc tuyệt vời. Nó không được cung cấp đủ dữ liệu để ra quyết định hành động nhưng không vì thế mà lại chi tiêu tiền của bạn một cách vô tội vạ. Nó không chi tiêu lãng phí của bạn mà ngược lại còn bảo vệ ngân sách cho bạn tránh bị thất thoát. 
Để xử lý tình huống này, bạn có thể liên hệ trực tiếp với nhân viên hỗ trợ của Google để họ kiểm tra và hướng dẫn cách xử lý hoặc bạn có thể tham khảo bài viết: Khắc phục các sự cố thường gặp của chiến dịch smart shopping.

 

3.2 Vấn đề giao động thất thường của smart shopping

Một điều chúng ta cần lưu ý về mặt tối ưu hóa. Đó là chúng ta có thể đối mặt với tình huống số lượng nhấp chuột và giá thầu cho mỗi cú click chuột (CPC) của chúng ta có thể sẽ bị giao động, khi quá trình máy học đang diễn ra. 

Điều này trở thành hiển nhiên, và chúng ta cần chuẩn bị tâm lý cho nó, đôi khi chúng ta có thể xem như đây là chuyện nhỏ, nhưng một số tình huống nó lại trở thành vấn đề lớn, đặc biệt đối với các chiến dịch mang về doanh số quan trọng và chính yếu. 
Bạn có thể quan sát để nhận ra rằng vấn đề có thể xuất phát từ kênh tiếp thị lại (remarketing của Google), khi mà Google phân phối hiển thị quá nhiều quảng cáo để tiếp thị lại. Bạn chỉ có thể nhận biết được việc này mang về hiệu quả hay không sau 1 hoặc 2 tháng hoặc lâu hơn. Dựa vào kết quả từ chuyển đổi và doanh số thực tế, cho nên chúng ta khó có thể xác định được đúng sai, tốt xấu.

Và đây có thể là vấn đề của smart shopping, khi mà việc phân phối quảng cáo chưa ổn định, dẫn đến số lượng nhấp chuột bị giao động qua các ngày, có ngày traffic tăng cao có ngày lại tụt giảm nghiêm trọng. Điều này dẫn đến hậu quả là tài khoản của bạn có những ngày bị cạn ngân sách rất nhanh hoặc ngược lại. Đôi khi chúng ta không biết nguyên nhân chính xác từ đâu, có thể là quá trình máy học gây ra.


Một trường hợp thực tế OMNIS gặp phải : “Khi đang kiểm tra các chiến dịch quảng cáo hàng ngày, OMNIS phát hiện ra rằng có 1 chiến dịch bất thường, số lần nhấp vào quảng cáo mua sắm thông minh ngày hôm qua đã tăng từ 200 click lên 1200 click. Một trường hợp khác thì ngược lại, số click trung bình từ 1000 của 1 chiến dịch rớt xuống gần như bằng 0?
Điều này chắc chắn khiến bạn sẽ hoang mang và có chút áp lực, đặc biệt là khi các chiến dịch đang kiếm ra thu nhập tốt. OMNIS bắt đầu nghi ngờ rằng mình hay ai đó trong đội ngũ đã thao tác không đúng.
Sau khi kiểm tra lịch sử chỉnh sửa để chắc chắn không thay đổi gì đáng kể tác động đến chiến dịch, OMNIS đã bắt đầu liên lạc đội ngũ hỗ trợ từ Google.”

Thực tế bản thân nhân sự từ Google cũng không xác định chính xác được cụ thể vấn đề gì đang diễn ra, nên họ cũng khó đưa ra lời khuyên chính xác. Nhưng sau 1 thời gian làm việc với smart shopping, thì vấn đề có thể là do quá trình máy học, đôi khi Smart Shopping hoạt động chưa ổn định, dẫn đến sự giao động cao, có những ngày chúng ta nhận được nhiều nhấp chuột và ngược lại không có nhấp chuột nào. Có vẻ như đôi khi trí tuệ nhân tạo đang thử nghiệm điều gì đó, nên nó sẽ thử phân phối nhấp chuột theo các cách khác nhau để phục vụ cho việc thử nghiệm máy học, để tìm kiếm phương án tối ưu.

Những biến động lớn này có thể xuất phát từ cách chúng ta nhóm các sản phẩm chạy quảng cáo. Một khi chiến dịch Smart Shopping gặp lại vấn đề sau 3, hoặc 4 tháng, chúng ta cần xem xét lại việc này.


3.3 Phân loại nhóm sản phẩm cho chiến dịch smart shopping:

Bạn cần phân nhóm lại sản phẩm, thử phân nhóm sản phẩm theo những hướng dẫn trong bài học trước, như phân theo: top sản phẩm, những sản phẩm có cùng biên lợi nhuận, hoặc sản phẩm không có click nào…
Bạn có thể thử nghiệm vì đây là cơ hội tốt để chúng ta loại trừ và thiết lập một số chiến dịch khác phù hợp hơn. Chiến dịch của chúng ta đang hoạt động chưa hiệu quả, và cần điều chỉnh. Đây là lúc chúng ta cần thực hiện thay đổi, bằng cách chỉnh sửa nhóm sản phẩm trong chiến dịch cũ, hoặc tạo chiến dịch mới từ đầu với cách nhóm sản phẩm mới và lộ trình tư duy mới. Vì lúc này chờ đợi chiến dịch cũ phát huy hiệu quả là không cần thiết.

 

Kết luận
OMNIS vừa hướng dẫn bạn những cách điều chỉnh mục tiêu ROAS và cách để kiểm tra sự hiệu quả của chiến dịch Smart Shopping với chỉ số ROAS cụ thể. Hy vọng bạn sẽ có thêm kiến thức và thử nghiệm thành công với những phương án ROAS của mình.

Hãy đăng ký liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ
Đăng ký tham gia ngay!

Đăng ký tham gia

HOTLINE: