CÁCH TẠO QUẢNG CÁO SMART SHOPPING CÓ ĐỘ CHUYỂN ĐỔI CAO

OMNIS sẽ hướng dẫn cách tạo ra những nội dung quảng cáo đem lại hiệu quả chuyển đổi cao, các phương pháp hay nhất để cá biệt hóa quảng cáo, giúp cho quảng cáo của chúng ta trở nên nổi bật với những đặc trưng cụ thể.

Smart shopping là một trong những chiến dịch tự động hóa tuy nhiên nếu nắm được nguyên lý hoạt động của chúng, bạn hoàn toàn có thể thực hiện tốt chiến dịch cho riêng mình. Bài viết sau, OMNIS sẽ hướng dẫn cách tạo ra những nội dung quảng cáo đem lại hiệu quả chuyển đổi cao, các phương pháp hay nhất để cá biệt hóa quảng cáo, giúp cho quảng cáo của chúng ta trở nên nổi bật với những đặc trưng cụ thể.

 

Cách tạo quảng cáo Smart shopping
Cách tạo quảng cáo Smart shopping

 

Về cơ bản Smart Shopping sẽ lắp ghép những thông tin sản phẩm mà bạn cung cấp trong nguồn cấp dữ liệu Product Feed, cùng với hình ảnh, video, dòng tiêu đề, và đoạn mô tả mà bạn khai báo trong bước tạo quảng cáo, tất cả thông tin này sẽ được kết hợp lại với nhau và tạo thành nội dung quảng cáo.


Đôi khi nếu bạn cung cấp cho Google Smart Shopping những thông tin cơ bản thì kết quả tạo ra sẽ rất giống với những quảng cáo của người khác và không phân biệt được. Điều đó rất khó để bạn nổi bật và bán được nhiều hàng. Vì thế bạn cần phải biết cách cá biệt hóa các quảng cáo của mình.


Ví dụ: Hãy tưởng tượng bạn tạo chiến dịch cho 1 nhóm sản phẩm, như giày thể thao chẳng hạn. Bạn để những hình ảnh tổng hợp dành cho nhóm sản phẩm đó bao gồm nhiều loại giày thể thao như: Nike, Adidas, Puma. Khách hàng thấy quảng cáo của bạn và nhấp vào nhưng họ chỉ thấy thông tin về một nhóm sản phẩm giày chung chung mà không thấy những sản phẩm cụ thể họ quan tâm, thì tỉ lệ thoát quảng cáo sẽ cao. Nhưng nếu bạn tạo một hình ảnh hoặc 1 video dành riêng cho 1 loại giày cụ thể, ví dụ “giày Nike đi bộ màu trắng size lớn”. Điều này sẽ hấp dẫn hơn với một nhóm đối tượng cụ thể và bạn sẽ bán được nhiều hàng hơn nhờ tiếp cận đúng hành vi khách mua hàng.
Quảng cáo Smart Shopping thực sự đem đến một cuộc cách mạng trong việc hướng đến đúng người dùng. Nhưng để Smart Shopping mang lại giá trị chuyển đổi cao nhất bạn phải biết cách cung cấp dữ liệu cho nó. 

Đầu tiên hãy đăng nhập vào tài khoản Google Ads của bạn. Click chọn 1 chiến dịch smart shopping mà bạn đã tạo trước đó. Nếu chưa có chiến dịch nào bạn có thể xem qua bài viết: “Hướng dẫn cách tạo chiến dịch smart shopping” để tạo một chiến dịch mới. Sau đó bạn nhấp vào tab “Quảng cáo”.

(Lưu ý: Đối với smart shopping, chúng ta chỉ có thể tạo duy nhất một nhóm quảng cáo và một mẫu quảng cáo trong 1 chiến dịch. Riêng nhóm sản phẩm thì chúng ta được phép tạo nhiều nhóm sản phẩm như đã hướng dẫn ở bài viết trước.)

Màn hình biên tập nội dung quảng cáo sẽ xuất hiện, có các tùy chọn bao gồm Logo, Hình ảnh, Video, và các dòng text mô tả sản phẩm. 

 

Màn hình biên tập nội dung quảng cáo

Màn hình biên tập nội dung quảng cáo
 

  1. Thiết lập Logo

Logo như là một trong những dấu hiệu đầu tiên giúp khách hàng nhận diện thương hiệu của bạn. Chỉ cần nhìn thoáng qua logo là khách hàng biết bạn là ai.
Chúng ta đã nói qua cách upload logo cho chiến dịch Smart Shopping thông qua bài viết về Google Merchant Center. Bài này chúng ta cùng ôn lại và đi sâu hơn một chút về cách cập nhật logo cho chiến dịch mua sắm thông minh. 

Nếu bạn chưa có logo, bạn có thể tự tay thiết kế 1 logo cho riêng mình bằng cách sử dụng những mẫu logo có sẵn, dưới đây có đính kèm 1 bài viết hướng dẫn tự thiết kế logo dưới dạng tài nguyên tham khảo. Nếu bạn muốn logo đặc trưng và chuyên nghiệp hơn, bạn cũng có thể thuê freelancer thiết kế logo cho mình.

Link hướng dẫn: Hướng dẫn tự thiết kế Logo với 5 công cụ trực tuyến đơn giản 

Khi bạn đã có Logo, chúng ta sẽ có 2 tùy chọn để up lên Google Merchant Center. Một là logo hình vuông, còn lại là logo hình chữ nhật. Đây là cách để Google Shopping có thể hiển thị được logo của bạn ở nhiều dạng màn hình khác nhau.
Khi up logo hình vuông thì bạn chỉ nên dùng logo dạng biểu tượng ảnh (không kèm theo chữ). Bởi rất khó có thể nhồi nhét cả hình và chữ trong một kích thước vuông quá nhỏ không đủ để có thể đọc được chữ. 
Nếu bạn muốn logo có thêm chữ viết (ví dụ như là tên thương hiệu của bạn), bạn có thể sử dụng ở logo hình chữ nhật.

 

Dùng logo hình vuông (không chứa chữ) để làm biểu tượng nhận diện
Dùng logo hình vuông (không chứa chữ) để làm biểu tượng nhận diện
 

Logo hình chữ nhật có thể hiển thị tên thương hiệu đầy đủ
Logo hình chữ nhật có thể hiển thị tên thương hiệu đầy đủ


Bạn có thể thêm slogan hoặc tên thương hiệu vào logo hình chữ nhật. 
Bạn có thể thêm slogan hoặc tên thương hiệu vào logo hình chữ nhật. 
 

Và lưu ý rằng chữ xuất hiện sẽ rất rất nhỏ trong mẫu quảng cáo tổng thể. Vì vậy, hãy cân nhắc kỹ khi thêm chữ vào logo. 

 

Bạn nên cân nhắc khi sử dụng chữ slogan trong logo
Bạn nên cân nhắc khi sử dụng chữ slogan trong logo

 

Một điều quan trọng trong logo đó là nền ảnh phải trong suốt - tức là định dạng file đuôi PNG. Bởi Google sẽ tạo nhiều mẫu quảng cáo đa dạng với nhiều màu nền khác nhau, nếu logo bạn có nền trong suốt, nó sẽ xuất hiện phù hợp với màu nền, ngược lại, nếu logo bạn có nền trắng, nó sẽ trở nên thiếu thẩm mỹ so với màu nền quảng cáo của Google. 


Vào mục “Biểu trưng” Merchant Center để thêm Logo
Vào mục “Biểu trưng” Merchant Center để thêm Logo

 

Nếu bạn không có sẵn Logo cũng không phải quá lo lắng. Khi đó Google sẽ sử dụng tên doanh nghiệp mà bạn khai báo trong Google Ads để vào vị trí của logo.
 

  1. Thiết lập hình ảnh

Hình ảnh là một trong những yếu tố bắt buộc và quan trọng nhất của chiến dịch Google Shopping. Khách hàng tiềm năng sẽ chủ yếu xem những hình ảnh để quyết định xem có mua sản phẩm của bạn hay không. 
Nếu có khả năng chụp ảnh và có ít nhiều kiến thức đồ họa, bạn hãy tự làm những tấm hình và đăng lên Google Shopping. Khi đó bạn sẽ tránh được những vấn đề vi phạm bản quyền.

 

Hình ảnh đại diện bắt mắt sẽ tăng tỉ lệ click chuột vào quảng cáo
Hình ảnh đại diện bắt mắt sẽ tăng tỉ lệ click chuột vào quảng cáo

 

Nhưng cũng rất nhiều người không có khả năng chụp ảnh, hoặc họ không có sản phẩm để chụp. Ví dụ những bạn làm affiliate marketing. Các bạn ấy chỉ tiếp thị để nhận hoa hồng chứ hoàn toàn không nhận sản phẩm về, lưu trữ và bán hàng. Với những trường hợp như vậy thì các bạn có thể tìm hình trên mạng để up lên chiến dịch Google Shopping. Một tip nhỏ đó là bạn có thể truy cập vào các tài khoản mạng xã hội của các nhãn hàng để tải các hình ảnh về như facebook, Instagram,... Hoặc là bạn sử dụng các hình ảnh ngay trong các chiến dịch affiliate của doanh nghiệp đó. Điều này sẽ giúp các bạn sử dụng được các hình ảnh hợp pháp nhằm tránh những rắc rối về sau.

Bạn cũng có thể tham khảo bài viết hướng dẫn cách tạo hình ảnh sản phẩm nổi bật để tạo ra những bức ảnh độc đáo cho quảng cáo, được đính kèm dưới dạng tài nguyên trong video này.
Link hướng dẫn: Hướng dẫn thiết kế hình ảnh sản phẩm để chạy quảng cáo cùng Canva

Lưu ý: Trên các chiến dịch Google Shopping nói chung, cứ trong khoảng 30-90 ngày thì bạn nên thay đổi hình ảnh sản phẩm 1 lần. Nó sẽ tránh sự nhàm chán cho khách hàng tiềm năng, vì thực tế sẽ có những khách hàng sẽ xem đi xem lại nhiều lần, điều này giúp khách hàng có ấn tượng tốt và làm mới đi sản phẩm của bạn. Tuy nhiên ta cũng không nên thay đổi hình quá thường xuyên. Bởi nó sẽ khiến khách hàng tiềm năng không kịp nhận diện sản phẩm của bạn.
 

  1. Thiết lập video

Tiếp theo là phần thiết lập video trên Google Smart Shopping.
Video không phải là phần bắt buộc của sản phẩm nhưng nó vẫn quan trọng không kém gì hình ảnh. Bởi xu hướng người dùng hiện nay thích xem video hơn đọc chữ hoặc nhìn hình. 

Video đem lại những trải nghiệm trực quan, sinh động về sản phẩm, tạo sự thích thú nơi người xem. Tuy nhiên có một đặc điểm hơi hạn chế của Google Smart Shopping hiện nay là bạn chỉ sử dụng được video Youtube để upload qua quảng cáo Smart Shopping. Hiện Google không hỗ trợ nền tảng video nào khác ngoài Youtube. Thật ra điều này cũng không khó để khắc phục. Bạn chỉ cần up video của mình lên Youtube rồi dẫn link qua Google Shopping.


Một điều cần lưu ý là thời lượng video này không nên quá 30 giây. Bởi theo nghiên cứu của Google Shopping thì người xem sẽ không dành quá nhiều thời gian xem hết 1 video dài vài phút trở lên. Họ chỉ tập trung vào sản phẩm, giá cả như thế nào, hậu mãi ra sao. Vì thế hãy làm một video ngắn gọn, súc tích, cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho người xem. Đặc biệt bạn chỉ có 3 giây đầu để gây ấn tượng với khách hàng tiềm năng. Đừng xao nhãng khỏi mục tiêu chính của mình là sản phẩm. Bạn có thể tạo những dẫn dắt gây tò mò ở đầu video nhưng đừng quá dài hơn 3 giây.

Một điều thú vị là nếu bạn không tạo video thì Google sẽ tạo một video tự động dành cho bạn. Vậy Google dựa vào đâu mà tạo được video đó? Họ sẽ dùng hình ảnh sản phẩm, tiêu đề, tên doanh nghiệp và nội dung trong nguồn cấp dữ liệu trên Google Merchant của bạn. Đó cũng là lựa chọn dành cho những bạn không có nhiều kiến thức về video hoặc không có thời gian để tự tạo 1 video cho mình.
 

Nên thêm video dài không vượt quá 30 giây
Nên thêm video dài không vượt quá 30 giây
 

Để thêm video, bạn click vào biểu tượng cây viết, màn hình chọn video sẽ xuất hiện, bạn có thể tìm các video trên kênh youtube của mình hoặc dùng lại video gần đây. 


Chọn video để sử dụng trong quảng cáo 
Chọn video để sử dụng trong quảng cáo

 

  1. Thiết lập các loại văn bản

Khi quảng cáo tất nhiên bạn không thể thiếu những văn bản. Đó chính là những dòng mô tả về sản phẩm của bạn. Thêm vào đó, đây là nơi bạn đặt từ khóa nhằm lên top khi khách hàng đang tìm kiếm sản phẩm của bạn. Vì thế văn bản không kém phần quan trọng trong quảng cáo Google Shopping.
Trong Smart Shopping, chúng ta có 4 loại văn bản đó là tiêu đề ngắn (Short Headline), tiêu đề dài (Long Headline), Phần mô tả (Description) và cuối cùng là đường dẫn URL đến trang web của bạn. Bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết: “Cách tạo chiến dịch mua sắm thông minh”.

 


Thêm văn bản trong quảng cáo Smart Shopping
 

4.1 Dòng tiêu đề ngắn và tiêu đề dài 
Google Smart Shopping cho phép viết tiêu đề dài không quá 90 ký tự. Còn giới hạn của tiêu đề ngắn sẽ là 25 kí tự. Đây sẽ là phần giới thiệu ngắn gọn về tên sản phẩm, một số đặc tính nổi trội nhất. Lưu ý Google khuyến cáo phần này không nên để tên doanh nghiệp của bạn. Tuy nhiên OMNIS không đồng ý lắm với quan điểm này. Bởi bạn không phải là 1 thương hiệu lớn như Apple, Google, Nike, Adidas,…Vì thế khách hàng tiềm năng chỉ nhìn vào logo sẽ chẳng thể biết bạn là ai. Thế nên theo OMNIS để tên doanh nghiệp vào phần tiêu đề sẽ không sao. OMNIS thường để tên doanh nghiệp đầu tiêu đề, ví dụ: “KVH là hệ thống showroom nội thất cao cấp giá tốt...”

 

4.2 Phần mô tả
Tương tự như tiêu đề dài, phần mô tả của sản phẩm cũng không được quá 90 ký tự. Bạn cần tập trung vào những đặc tính nổi bật nhất để nó được hiển thị đầy đủ trước khách hàng tiềm năng.
Giống như phần hình ảnh, bạn cũng nên thay đổi tiêu đề và phần mô tả tầm 30-90 ngày/lần để làm tươi mới chiến dịch của bạn.

 

4.3 Đường dẫn URL
Đây là đường dẫn để đưa khách hàng đến trang web của bạn, nơi chứa sản phẩm đó. Nó vô cùng quan trọng. Vì thế hãy kiểm tra thường xuyên, để đảm bảo đường dẫn chính xác, nếu phát hiện lỗi đường dẫn thì phải chỉnh sửa ngay.

 

  1. Thiết lập HTML 5

Chỉ khi bạn muốn kiểm soát thương hiệu của mình nhiều nhất có thể thì hãy chú ý đến phần này. HTML 5 đòi hỏi bạn phải có kiến thức khá chuyên sâu về lập trình hoặc phải có một team IT hỗ trợ. Mục HTML5 này cho phép bạn thiết kế những quảng cáo động theo ý riêng mình. Nhưng bạn cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy tắc về hình ảnh của Google. Vì thế nếu không có nhiều kiến thức lập trình thì nên bỏ qua phần này nếu không muốn quảng cáo của bạn bị lỗi, gây khó chịu cho người xem. 
 

  1. Xem lại quảng cáo

Bạn nên xem trước lại quảng cáo để hình dung quảng cáo sẽ hiển thị như thế nào, nếu phát hiện lỗi, bạn có thể chỉnh sửa lại. Google cung cấp nhiều tùy chọn hiển thị khác nhau với nhiều định dạng khác nhau, cho nhiều nền tảng, bạn có thể click chọn từng mục để xem. 
 


Màn hình xem trước của Google Smart Shopping
 

  1. Những điều cần lưu ý

- Thứ nhất, Google sẽ không hiển thị toàn bộ tất cả nội dung mà bạn nhập vào khi quảng cáo sản phẩm. Họ sẽ lấy ngẫu nhiên một vài yếu tố để kết hợp với nhau. Ví dụ, Google Shopping có thể lấy tiêu đề ngắn kết hợp với mô tả để hiển thị thông tin sản phẩm. Hoặc họ có thể lấy dòng tiêu đề dài, đường dẫn URL cộng với video để mô tả sản phẩm bạn quảng cáo. Tiếc là chúng ta không thể biết trước Google sẽ lấy những phần nào. Vì thế lời khuyên cho bạn là đừng nên đặt tiêu đề ngắn, tiêu đề dài, mô tả tương tự nhau. Bởi nếu vô tình chúng được chọn để kết hợp với nhau sẽ tạo ra tình trạng lặp từ khiến quảng cáo của chúng ta trở nên thiếu chuyên nghiệp.
 

- Thứ hai, mặc dù Google không khuyến khích chúng ta chèn tên doanh nghiệp vào phần mô tả quảng cáo, nhưng chúng ta vẫn có thể chèn vào được để làm nổi bật quảng cáo của chúng ta. Tuy nhiên, nếu tên doanh nghiệp của chúng ta quá dài, sẽ ảnh hưởng đến nội dung quảng cáo. Chúng ta cần chừa chỗ cho các từ khóa quan trọng. Google khuyên bạn nên tận dụng chữ để mô tả nhiều hơn về sản phẩm, lợi ích đặc trưng của nhóm sản phẩm để làm nổi bật thêm cho chiến dịch Smart Shopping của mình.
 

- Thứ ba, nếu chúng ta chạy quảng cáo cho 1 nhóm nhiều sản phẩm thì nội dung mô tả ta sẽ phải viết khá chung chung. Chẳng hạn như “bán giày thể thao nam nữ”. Lúc này bạn chỉ có thể cung cấp thông tin dạng như:

  • Vì sao nên chọn mua hàng từ chúng tôi?
  • Miễn phí vận chuyển
  • Đang có chương trình khuyến mãi
  • Uy tín, chuyên nghiệp, được khách đánh giá cao… 

Nội dung mô tả này không tạo nên sự nổi bật và khác biệt để gây ấn tượng với khách hàng tiềm năng. 
Vì thế, chúng ta cần chia nhỏ danh sách sản phẩm ra, thậm chí là 1 sản phẩm để viết nội dung quảng cáo. Một gợi ý rằng bạn nên tách những sản phẩm có doanh số bán chạy nhất và tập trung mô tả cho mỗi sản phẩm đó.

Ví dụ bạn viết: “Đôi giày chạy bộ Nike có thiết kế hiện đại, phù hợp với mọi thời tiết. Đặc biệt giày dùng công nghệ lò xo tiên tiến nhằm trợ lực cho bạn trong khi chạy. Chúng tôi có sẵn các size dành cho người lớn và trẻ em”.

OMNIS đã từng thử nghiệm chạy chiến dịch với chỉ duy nhất 1 sản phẩm đơn lẻ, một sản phẩm cụ thể và kết hợp với 1 thương hiệu. Đây là 1 trải nghiệm tốt, bởi vì lúc này bạn có thể tập trung vào mô tả cụ thể cho sản phẩm đó trong nội dung quảng cáo. Bạn có thể đưa ra những lợi ích cụ thể của sản phẩm cho người dùng, khách hàng tiềm năng sẽ thấy quảng cáo này liên quan và click chuột để xem chi tiết. 

Một lưu ý ở đây là Google sẽ có thể sử dụng nội dung mô tả từ nguồn cấp dữ liệu của bạn, để làm tiêu chí khi phân phối quảng cáo. Vì vậy, nguồn cấp dữ liệu sản phẩm của bạn nên bổ sung đầy đủ thông tin về sản phẩm như thuộc tính, màu sắc, giới tính, kích thước,… Nói chung bạn cung cấp càng đầy đủ thông tin có liên quan đến sản phẩm và đối tượng khách hàng mà bạn thu hút càng tốt. Mặc dù những thông tin mô tả này không xuất hiện trong mẫu quảng cáo, nhưng những nội dung này đóng vai trò gửi tín hiệu cho Google rằng sản phẩm bạn có liên quan và phù hợp với khách hàng tiềm năng để được phân phối quảng cáo. Việc này giống như bạn đang hỗ trợ cho Google để khớp nội dung này với nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Do đó chúng ta cần chú trọng đầu tư nhiều khi viết mô tả cho sản phẩm. Và nhớ đưa những thông tin quan trọng lên đầu nội dung mô tả, các thông tin ít quan trọng xếp ở phía sau. 

Tương tự, khi bạn viết nội dung quảng cáo cũng vậy, hãy đưa tên thương hiệu và nội dung quan trọng lên đầu. Vì Google ads chỉ hiển thị tối đa 4 dòng mô tả của bạn tượng đương với khoảng 100 chữ. Chúng ta cần tập trung những thông tin quan trọng nhất, những giá trị cốt lõi mà bạn muốn truyền tải để nó hiển thị trước người dùng khi họ xem quảng cáo.
Và bạn hãy nhớ rằng bạn không thể tạo và kiểm tra hiệu quả của các mẫu quảng cáo mua sắm thông minh trong cùng một chiến dịch. Tất nhiên chúng ta có thể tạo nhiều chiến dịch quảng cáo thông minh khác nhau cho cùng 1 nhóm sản phẩm để viết các mẫu quảng cáo khác nhau, Google không cấm việc này.

Do đó OMNIS khuyên bạn không nên thử nghiệm bằng cách này, vì điều này gây chồng chéo, lãng phí và kém hiệu quả. Dữ liệu của chúng ta cũng bị chia nhỏ. Tốt hơn hết, bạn nên tạo nhiều quảng cáo khác nhau và theo dõi trong những khoảng thời gian khác nhau, tránh chạy song song cùng 1 thời điểm.
Khi thực hiện những thay đổi như hình ảnh, mô tả, tiêu đề,….Bạn nên theo dõi trong vòng ít nhất 30 ngày và đánh giá cụ thể hiệu quả từng thay đổi đó. Tiêu chí đánh giá chủ yếu là doanh số bán hàng, lượt nhấp chuột trong khoảng thời gian này. Hãy lặp lại quá trình thử nghiệm cho đến khi bạn thấy hài lòng. 


Tóm lại, bạn chỉ nên chạy những chiến dịch riêng lẻ này cho những sản phẩm nào đang mang về doanh số cao, tránh tạo quá nhiều chiến dịch gây tốn kém công sức quản lý, mà hiệu quả không cao.
 

Kết luận
Không có một nguyên tắc cố định nào trong việc chạy quảng cáo Smart Shopping. Quảng cáo là một công việc sáng tạo. Bạn có thể thử làm một tiêu đề gây sốc, một đoạn mô tả tuyệt vời với những lợi ích của sản phẩm và một đoạn video thử nghiệm sản phẩm một cách thú vị. Bạn sẽ thấy sự thay đổi trong cách tương tác của khách hàng với sản phẩm quảng cáo của mình từ đó tìm ra được hướng đi phù hợp. Hy vọng những chia sẻ trên của OMNIS sẽ giúp ích cho bạn trong việc tạo một chiến dịch mua sắm thông minh thành công.

Hãy đăng ký liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ
Đăng ký tham gia ngay!

Đăng ký tham gia

Đăng ký tham gia

Zalo