Cách chỉnh sửa nguồn cấp dữ liệu Smart Shopping một cách nhanh chóng

Trong chiến dịch quảng cáo mua sắm thông minh, nguồn cấp dữ liệu là một phần vô cùng quan trọng. Để tối ưu được nguồn cấp dữ liệu không phải ai cũng có kiến thực và kinh nghiệm để thực hiện.  

Trong chiến dịch quảng cáo mua sắm thông minh, nguồn cấp dữ liệu là một phần vô cùng quan trọng. Để tối ưu được nguồn cấp dữ liệu không phải ai cũng có kiến thức và kinh nghiệm để thực hiện.  Ngoài các nguồn cấp dữ liệu chính, chúng ta còn biết đến nguồn cấp dữ liệu bổ sung (supplemental feed). Hãy cùng OMNIS tìm hiểu để biết được cách chỉnh sửa nguồn cấp dữ liệu một cách nhanh chóng nhé!
 

Cách chỉnh sửa nguồn cấp dữ liệu Smart Shopping
Cách chỉnh sửa nguồn cấp dữ liệu Smart Shopping

 

  1. Tại sao chỉnh sửa nhanh chóng nguồn cấp dữ liệu lại quan trọng?

Với Google Smart Shopping gần như mọi thứ đều tự động. Bạn ít có quyền được can thiệp vào quá trình tạo quảng cáo hay theo dõi các kết quả của quảng cáo trong chiến dịch này. Nguồn cấp dữ liệu là một trong số ít những thứ bạn có thể can thiệp được vào trong chiến dịch Smart Shopping. Vì thế hãy tận dụng tối đa cơ hội này. Càng hiểu rõ đường đi, quyền hạn của mình xung quanh nguồn cấp dữ liệu, bạn càng có thể kiểm soát những thay đổi quan trọng đối với loại chiến dịch này.
 

Vai trò của nguồn cấp dữ liệu ngày càng quan trọng. Thay đổi nguồn cấp dữ liệu đòi hỏi một số kiến thức nhất định về máy tính. Thông thường các nhà kinh doanh sẽ dựa vào đội ngũ đội ngũ kỹ thuật, hoặc thuê dịch vụ. Nhưng nhiều lúc việc này rất mất thời gian. Nhân sự lập trình viên thường bận rộn, không phải lúc nào họ cũng xử lý ngay khi bạn liên lạc. Vì việc này không nằm trong danh sách ưu tiên của họ, có thể họ đang bận chạy dự án khác. Thế là bạn phải chờ đợi, đôi khi không biết đến bao giờ mới chỉnh sửa được nguồn cấp dữ liệu. Mà chiến dịch đang gấp rút, tiền quảng cáo thì đã bị trừ hàng ngày hàng giờ. Vì thế bạn cần phải biết rõ cách tự chỉnh sửa nguồn cấp dữ liệu để xử lý vấn đề một cách nhanh nhất. Như vậy sẽ không bị thụ động hay lệ thuộc vào kỹ thuật. 
 

Và để một chiến dịch chạy tốt, bạn phải thử nghiệm rất nhiều. Do đó, cần phải có được kỹ năng chỉnh sửa chiến dịch càng nhanh càng tốt để test được nhiều nhất có thể. Càng không phụ thuộc vào đội ngũ kỹ thuật, bạn càng có thể làm chủ chiến dịch Smart Shopping của mình.
 

  1. Chỉnh sửa nguồn cấp dữ liệu bổ sung

Có hai dạng nguồn cấp dữ liệu: đó là nguồn cấp dữ liệu chính (Primary Feed) và nguồn cấp dữ liệu bổ sung (Supplemental Feed).
Muốn chỉnh sửa nhanh chóng bạn cần phải tác động vào nguồn cấp dữ liệu bổ sung. Cách chỉnh sửa nó cũng tương tự như nguồn cấp chính. 
Đầu tiên vào tài khoản Google Merchant Center mà bạn đã đăng ký. Sau đó vào Tab “Sản phẩm” => tab “Nguồn cấp dữ liệu”. Phía bên trên là nơi để tải lên nguồn cấp dữ liệu chính và phía bên dưới là để tải lên nguồn cấp dữ liệu bổ sung. 

 

Tải lên nguồn cấp dữ liệu bổ sung
Tải lên nguồn cấp dữ liệu bổ sung

 

Về cơ bản thì hình thức của nguồn cấp dữ liệu bổ sung giống như nguồn chính. Đó là một bảng tính Google Sheet nơi bạn khai báo các thông số như Mã ID sản phẩm, giá bán, ngày khuyến mãi, …Nhưng nó khác nhau chỗ nào? 
 

Tại sao phải dùng nguồn cấp dữ liệu phụ trong khi bạn đã có nguồn cấp chính?
Thông thường, bạn sẽ thao tác phần lớn chỉnh sửa trên nguồn cấp dữ liệu chính, nếu muốn thay đổi các thông số, đặc biệt là thay đổi để sử dụng lâu dài. Bạn nên sửa trong nguồn cấp dữ liệu chính. Giống như thay đổi “cứng”
Bạn dùng nguồn cấp dữ liệu phụ trong trường hợp bạn muốn chỉnh sửa nhanh các thông số mà các thông số này thường hay thay đổi, ví dụ sửa hàng loạt giá bán mới trong đợt khuyến mãi mà không muốn tác động lên phần dữ liệu khác. Đó là lợi ích mà nguồn cấp dữ liệu phụ mang lại. 

Giả định rằng bạn đang có 2000 sản phẩm. Bạn chỉ muốn thay đổi 50 sản phẩm trong đó với các thông số như giá bán hay ngày khuyến mãi chẳng hạn. Nếu chỉ sử dụng nguồn cấp dữ liệu chính thì vẫn chỉnh sửa được. Nhưng cách này sẽ thay đổi “cứng” giá bán, hết đợt khuyến mãi bạn sẽ phải đổi lại giá cũ, mất thời gian. Thay vào đó, nếu sử dụng nguồn cấp dữ liệu bổ sung, bạn chỉ cần thay đổi giá mới và thiết lập ngày hiệu lực, còn lại không phải thay đổi những thứ khác. Google sẽ tự lấy giá mới trong nguồn cấp phụ để áp dụng, khi hết hạn ngày áp dụng, nó sẽ áp dụng giá trên nguồn cấp chính. Điều đó sẽ giúp việc chỉnh sửa nguồn cấp dữ liệu được nhanh chóng hơn.
 

  1. Những thông số nên sửa bằng nguồn cấp dữ liệu bổ sung

3.1 Giá bán

Giá bán là thông số bạn nên cho vào nguồn cấp dữ liệu bổ sung. Bạn lập một bảng Google Sheet, thêm vào các cột bao gồm ID sản phẩm, giá tiền và ngày hiệu lực của giá bán.
 

Lập một bảng Google Sheet, thêm vào các cột bao gồm ID sản phẩm 
Lập một bảng Google Sheet, thêm vào các cột bao gồm ID sản phẩm

 

Cách thực hiện: Bạn nhập thông số vào cột ID, giá bán, và ngày hiệu lực.  

 

 ID này mới được chỉnh sửa thông số về giá bán

 ID này mới được chỉnh sửa thông số về giá bán
 

Điều này giống như bạn nói với Google rằng, chỉ những sản phẩm có ID này mới được chỉnh sửa thông số về giá bán. Những thông số và sản phẩm khác cố định thì bạn khai báo ở nguồn cấp dữ liệu chính nằm bên trên.
 

3.2 Top sản phẩm bán chạy nhất
Ngoài giá bán thì đây cũng là một trong số các tiêu chí có thể đưa vào nguồn cấp dữ liệu bổ sung. Các sản phẩm bán chạy cũng rất hay thay đổi khi chạy quảng cáo. Bạn có thể lập danh sách top 10, 20, thậm chí đến 50 sản phẩm bán chạy nhất. Nếu bạn không có số liệu cụ thể về doanh số sản phẩm bán chạy vì lý do nào đó, bạn có thể thay thế bằng cách sử dụng thông tin top sản phẩm trên Google Analytics.
Bạn hãy vào trang Google Analytics, vào mục “hiệu suất sản phẩm” để xác định các sản phẩm bán chạy nhất.

Vào Google Analytics để xác định các sản phẩm bán chạy nhất
Vào Google Analytics để xác định các sản phẩm bán chạy nhất

 

Một lưu ý là bạn không chỉ tìm kiếm những sản phẩm có doanh thu vào hàng top, mà còn có thể lựa chọn những sản phẩm có doanh số bán hàng thực tế lớn nhất. Và bạn cũng có thể kết hợp 2 tiêu chí này, tức là các sản phẩm có cả doanh thu và doanh số lớn nhất để tạo ra một danh sách tối ưu.
Sau khi đã dùng bộ lọc để lấy ra được danh sách các sản phẩm hàng đầu của mình, bạn vào “xuất dữ liệu” để nhận được một file Excel. Dựa vào file này, bạn lập danh sách bao gồm các ID sản phẩm - ID là cột dữ liệu quan trọng để khớp dữ liệu sản phẩm khi upload lên nguồn cấp dữ liệu bổ sung.

 

Upload lên nguồn cấp dữ liệu bổ sung
Upload lên nguồn cấp dữ liệu bổ sung
Upload lên nguồn cấp dữ liệu bổ sung

 

Và tạo 1 cột custom_label để gán nhãn tùy chỉnh cho danh sách các sản phẩm này. Về nhãn tùy chỉnh thì bạn có thể xem lại bài “Cấu trúc một tài khoản mua sắm thông minh”. Sau đó vào Google Merchant Center để tải danh sách này lên. 

Sau đó vào Google Merchant Center để tải danh sách này lên

Sau đó vào Google Merchant Center để tải danh sách này lên
 

Đôi khi bạn không thấy hiển thị quảng cáo cho các sản phẩm top. Có thể xảy ra xung đột giữa các dữ liệu và Google không hiểu ý bạn muốn gì. Vì thế hãy xóa các top sản phẩm của bạn ở nhãn tùy chỉnh nếu đang tồn tại ở các chiến dịch khác, hoặc đấu giá cao hơn cho danh sách các sản phẩm mới đưa vào nguồn cấp dữ liệu bổ sung. Như vậy sẽ không xảy ra sự trùng lặp và xung đột dữ  liệu.


3.3 Các sản phẩm không có nhấp chuột

Về phần này, bạn nên xem lại bài “Cấu trúc một tài khoản mua sắm thông minh” để hiểu thêm về “Các sản phẩm không có nhấp chuột”.
 

3.4 Mã số sản phẩm thương mại toàn cầu (GTIN) hoặc mã UPC

Thay đổi thông số GTIN hoặc UPC, đối với những ai kinh doanh quốc tế và cần áp dụng loại mã vạch này. Còn ở Việt Nam thì không thông dụng, bạn có thể bỏ qua. 
Ở bài trước chúng ta đã nói về Mã số sản phẩm thương mại toàn cầu (Global Trade Item Number  - GTIN). Đây là một dãy số ngay bên dưới mã vạch của sản phẩm. Nó là giá trị nhận dạng duy nhất và được quốc tế công nhận cho một sản phẩm. Thay đổi mã GTIN cũng chính là thay đổi sản phẩm. Vì thế mỗi lần đổi sản phẩm trên nguồn cấp dữ liệu đừng quên cho mã GTIN vào trong nguồn cấp dữ liệu bổ sung.

 

Mã GTIN vào trong nguồn cấp dữ liệu bổ sung

Mã GTIN vào trong nguồn cấp dữ liệu bổ sung
 

  1. Quy tắc nguồn cấp dữ liệu (Feed Rules)

Nguồn cấp dữ liệu bổ sung rất phù hợp cho những thay đổi lớn, thay đổi hàng loạt cho các thông số cột dữ liệu. Đối với quy tắc nguồn cấp dữ liệu thì có đôi chút khác biệt.
Quy tắc nguồn cấp dữ liệu là một tab nằm trong nguồn cấp dữ liệu chính (Primary Rules). Bạn nhấp vào “nguồn cấp dữ liệu” và sau đó bạn có thể thấy các quy tắc nguồn cấp dữ liệu của mình. Các quy tắc nguồn cấp dữ liệu cho phép bạn thay đổi thông số các cột dữ liệu đơn giản. 

 

Các quy tắc nguồn cấp dữ liệu cho phép bạn thay đổi thông số các cột dữ liệu
Các quy tắc nguồn cấp dữ liệu cho phép bạn thay đổi thông số các cột dữ liệu
Các quy tắc nguồn cấp dữ liệu cho phép bạn thay đổi thông số các cột dữ liệu

 

Ứng dụng tốt nhất của Quy tắc nguồn cấp dữ liệu chính là dùng để test chiến dịch, đặc biệt là trong việc test các tiêu đề.
Bạn không cần mất công khai báo thay đổi tiêu đề trong nguồn cấp dữ liệu bổ sung. Bạn chỉ cần vào tab quy tắc, chọn sản phẩm cụ thể và thay đổi tiêu đề nhanh chóng.
Chúng ta cũng có thể sử dụng quy tắc nguồn cấp dữ liệu cho các thông số khác như giá bán, ngày có hiệu lực của giá bán,…
Lưu ý rằng bạn bị giới hạn với chức năng này, bởi vì nó chỉ hỗ trợ cho một thuộc tính cụ thể, như tiêu đề chẳng hạn. Vì vậy, các quy tắc nguồn cấp dữ liệu có thể rất tốt cho những thay đổi nhỏ, nhanh chóng, những thay đổi đơn giản hoặc thử nghiệm một thuộc tính nào đó trong chiến dịch. 

 

Kết luận
Qua những hướng dẫn ở trên đây, Omnis hy vọng rằng các bạn có thể tự mình chỉnh sửa được nguồn cấp dữ liệu một cách nhanh chóng. Nhưng nếu bạn có nhóm kỹ thuật thì bạn cũng có thể dựa vào họ để thay đổi các thông số trong nguồn cấp dữ liệu. Dù bằng cách nào đi nữa thì tác động vào nguồn cấp dữ liệu là cách hiệu quả nhất để hướng chiến dịch Smart Shopping hoạt động như ý muốn của mình.

Hãy đăng ký liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ
Đăng ký tham gia ngay!

Đăng ký tham gia

Đăng ký tham gia

HOTLINE:
Zalo