HƯỚNG DẪN TỰ LÀM WEB DẠNG SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHƯ SHOPEE, LAZADA, TIKI CHO DOANH NGHIỆP
Shopee, Lazada hay Tiki là hình mẫu của một sàn thương mại điện tử tại Việt Nam. Thực tế sàn thương mại điện tử không phải sân chơi cho cá nhân mà là cho một tổ chức, mà cụ thể ở đây là doanh nghiệp.
Hướng dẫn tạo web thương mại điện tử
Vậy sàn thương mại điện tử có đặc điểm gì? Doanh nghiệp muốn kinh doanh và thành lập sàn thương mại điện tử có khó không? Tạo lập sàn thương mại điện tử như thế nào? Bài viết sau đây, OMNIS sẽ hướng dẫn từng bước chi tiết cho doanh nghiệp cách tự tạo lập được một trang web dạng sàn thương mại điện tử đúng chuẩn, tương tự như Shopee, Lazada hay Tiki nhé.
- Định nghĩa sàn thương mại điện tử. Ích lợi của nó
1.1. Giới thiệu về hệ thống web sàn thương mại điện tử
Để định nghĩa một cách rõ ràng nhất, sàn giao dịch thương mại điện tử (gọi tắt là “sàn thương mại điện tử” là một website cho phép các cá nhân, tổ chức dù không phải chủ sở hữu website đó vẫn có thể đăng tin, buôn bán các mặt hàng của mình. Nó như một cái “chợ”, nơi trung gian kết nối giữa người bán và người mua.
Chủ quản lý website đó sẽ thu một loại phí gọi là chiết khấu từ mỗi mặt hàng mà người bán bán được. Ví dụ cụ thể của các sàn này đó là website rao vặt, đăng tin bất động sản, sàn giao dịch, đấu giá….
Chúng ta cần phân biệt rõ một sàn thương mại điện tử với trang web thương mại điện tử và các hình thức kinh doanh online khác. Cụ thể một website thương mại điện tử chỉ kinh doanh mặt hàng của chủ web, không kinh doanh mặt hàng của người khác. Trong khi ở sàn thương mại điện tử, chủ website ít bán hàng trực tiếp mà cho những người bán hàng khác thuê chỗ để đăng tin, quảng bá, giao dịch sản phẩm hay dịch vụ của mình.
1.2. Ích lợi của web sàn thương mại điện tử
Xét về khía cạnh bản chất, sàn thương mại điện tử như Tiki, Lazada, Shopee,... là dạng kinh doanh C2C (khách hàng buôn bán cho khách hàng). Nó có những lợi ích như sau:
- Dễ dàng giúp người bán kết nối với người mua.
- Không tốn nhiều chi phí quảng cáo, marketing.
- Không cần người bán hiểu biết về website hay lập trình vì đã được tạo sẵn gian hàng, chỉ cần thêm hình ảnh, video và bài viết vào là được.
- Có thể bán hàng cho mọi người ở khắp nơi trên thế giới, ở mọi thời điểm trong ngày, kể cả những ngày lễ tết.
- Đối với doanh nghiệp, việc kinh doanh sàn thương mại điện tử có những lợi ích sau:
- Phong trào khởi nghiệp, kinh doanh đang rất sôi động, vì thế tạo một sàn thương mại điện tử sẽ dễ thu hút nhiều cá nhân, tổ chức tham gia – đó là khách hàng chính của website.
- Dễ mở rộng phạm vi kinh doanh. VD: Tiki ban đầu chỉ là một nơi giao dịch sách, sau mở rộng ra rất nhiều mặt hàng.
- Thu thập được rất nhiều thông tin khách hàng một cách nhanh chóng và có hệ thống tạo thuận lợi cho việc đề ra các chiến lược kinh doanh về sau.
- Tính năng của một hệ thống sàn web thương mại điện tử
Về cơ bản một sàn thương mại điện tử có đầy đủ những tính năng giống một trang web thương mại điện tử. Ngoài ra, sàn thương mại điện tử còn có tính năng quan trọng là cho phép tạo những gian hàng cho nhà bán khác, và quảng cáo các gian hàng nổi bật.
2.1 Phân quyền quản trị
Sàn thương mại điện tử phân loại 3 quyền quản trị rõ ràng cho 3 đối tượng: Admin (chủ website), người bán (seller) và khách mua hàng (customer).
Mỗi đối tượng sẽ có một giao diện Dashboard (Trang điều khiển) và những chức năng đặc thù phục vụ cho công việc của mình.
Ví dụ, admin thì có giao diện phục vụ cho việc thiết kế trang web, quản lý những người sử dụng, và có quyền quản trị cao nhất.
Người bán hàng được cung cấp các chức năng quản lý gian hàng của mình như đăng sản phẩm, đề giá, thêm các chương trình khuyến mãi,…
Người mua hàng thì có các chức năng quản lý giỏ hàng, thanh toán,…
Ngoài ra Admin có thể phân quyền quản trị cho những đối tượng khác như nhân viên tư vấn, người tạo nội dung, người quản lý gian hàng,….
2.2. Tạo nhiều gian hàng cho người bán
Người bán không chỉ có một chỗ trên sàn thương mại điện tử. Khi kinh doanh phát triển, họ sẽ có nhu cầu mở rộng ra nhiều chi nhánh, mặt hàng.
Vì thế sàn thương mại điện tử cung cấp cho người bán sự mở rộng không giới hạn số lượng gian hàng của mình. Điều này giống như bạn thuê thêm 1 sạp nữa trong chợ vậy.
2.3. Hỗ trợ xây dựng các chương trình khuyến mãi, giảm giá
Khuyến mãi, giảm giá là chiến lược không thể thiếu để cạnh tranh trong kinh doanh. Các sàn thương mại điện tử luôn cung cấp các công cụ hữu ích để giúp người bán có thể tạo ra những chương trình khuyến mãi, giảm giá nhằm thu hút khách hàng. Đó có thể ở dạng mã giảm giá, voucher, coupon,…
Về mặt người mua, sàn thương mại điện tử thiết kế các chương trình giảm giá sao cho dễ nhìn và thu hút họ. Thậm chí, dựa vào uy tín của mình, họ còn tiếp thị giùm các người bán trên các kênh khác như mạng xã hội, …
2.4. Tích hợp nhiều tùy chọn của sản phẩm
Một loại sản phẩm sẽ có các đặc điểm để khách hàng lựa chọn. Ví dụ 1 mẫu quần áo sẽ có các loại size, màu sắc,... Một loại dịch vụ có thể phân loại dành cho từng lứa tuổi, thể trạng, giới tính.
Nền tảng bạn lựa chọn cần có các tính năng để tạo ra được các tùy chọn về sản phẩm giúp khách hàng được lựa chọn thoải mái theo ý thích của mình. Nó cũng giúp cho người bán có thể tạo ra nhiều tùy chọn trên sản phẩm của mình, từ đó thu hút họ tham gia vào sàn thương mại điện tử của doanh nghiệp.
2.5. Tạo cơ hội cho tiếp thị liên kết
Ở sàn thương mại điện tử có 2 dạng người bán cơ bản.
Dạng thứ nhất là những người có hàng thật, trực tiếp cung cấp hàng hóa hay dịch vụ cho khách hàng. Dạng thứ hai là những người chỉ quảng cáo sản phẩm hay dịch vụ để ăn hoa hồng.
Mục này OMNIS đang đề cập đến những người kinh doanh dạng thứ 2 – tiếp thị liên kết – Affiliate marketing. Họ là những người chia sẻ link sản phẩm, dịch vụ của người bán khác để hưởng hoa hồng.
Hiện nay các trang sàn thương mại điện tử đều có những công cụ tạo link tiếp thị, hỗ trợ cho những người làm Affiliate có thể dễ dàng tiếp thị sản phẩm hay dịch vụ.
Đây là hình thức tiếp thị với chi phí khá rẻ, tiếp cận khách hàng nhanh chóng, giúp người bán bán được nhiều hàng. Mà khi họ bán tốt thì chủ sàn thương mại điện tử cũng được hưởng lợi từ phí chiết khấu từng sản phẩm.
2.6. Có hệ thống thanh toán và ship hàng đầy đủ
Một trang web thương mại điện tử không thể thiếu mục thanh toán. Nó tạo cho khách hàng những kênh thuận lợi để mua sản phẩm. Nó cũng giúp việc giao dịch giữa người bán và chủ sàn dễ dàng hiệu quả.
Sàn thương mại điện tử phải tích hợp những phương thức thanh toán phổ biến trên thế giới như PayPal, Visa, MasterCard, cũng như tại Việt Nam như Ngân Lượng, Bảo Kim, VTC Pay, Phiếu mua hàng như Mobile Gift, Esteem Gift, hoặc e Voucher của Got-it…
Bên cạnh đó, hệ thống ship hàng cũng phải có trên trang web. Ở đây, khách hàng được quyền tùy chọn địa điểm, thời gian giao hàng phù hợp nhất với họ. Sàn thương mại điện tử rất thường liên kết với nhiều đơn vị giao hàng uy tín như Giaohangnhanh, Viettel Post, Giaohangtietkiem, Vietnam Post… giúp cho hàng hóa được lưu thông dễ dàng, bảo quản tốt.
Những dịch vụ đầu cuối này sẽ giúp khách hàng lẫn người bán hài lòng hơn với doanh nghiệp của bạn.
2.7. Sao lưu và phục hồi dữ liệu nhanh chóng tại trang quản trị
Đây là một trong những tính năng quan trọng nhất của các nền tảng thương mại điện tử nói riêng và các hệ thống trên mạng nói chung. Chúng ta sẽ không thể tránh được những lúc bị sự cố. Sẽ là thảm họa nếu 1 ngày xấu trời, tất cả thông tin kinh doanh của người bán không cánh mà bay. Nó ảnh hưởng đến kinh doanh của bản thân họ và cũng ảnh hưởng đến uy tín của sàn thương mại điện tử.
Vì thế tất cả các dữ liệu của bạn cũng như của người bán cần phải được sao lưu liên tục. Tần suất sao lưu tốt nhất là theo giờ, nếu không thì ít nhất phải theo ngày. Nói chung là càng ngắn càng tốt để giảm thiểu nguy cơ sự cố bất ngờ.
Trong trường hợp bị sự cố, nền tảng web cần phải nhanh chóng phục hồi dữ liệu, để trang web hoạt động sớm trở lại nhanh nhất có thể. Điều đó giúp công việc kinh doanh không bị gián đoạn. Sự ổn định là tiêu chí quan trọng giúp nhiều người chọn sàn của bạn làm nơi bán hàng cũng như mua hàng.
2.8. Hệ thống bảo mật tốt
Ngoài việc tránh bị mất dữ liệu, bạn còn cần tránh khỏi việc bị đánh cắp dữ liệu. Những thủ phạm âm mưu lấy dữ liệu của bạn có thể là các hacker hoặc các đối thủ cạnh tranh.
Dù lại ai thì điều đó đều gây bất lợi cho bạn. Để bảo toàn thông tin doanh nghiệp, tăng sự cạnh tranh trên thị trường, hệ thống web thương mại điện tử của doanh nghiệp cần có sự bảo mật tốt.
- Các bước triển khai và cài đặt web sàn thương mại điện tử lên server
Trước tiên OMNIS xin giới thiệu với các bạn về mã nguồn mở Opencart giúp tạo các gian hàng trực tuyến đúng chuẩn. Thế nhưng sau bước này bạn chỉ mới có một website thương mại điện tử thuần túy. Tiếp đó, bạn cần cài thêm một Plugin có tên là Multi Vendor Marketplace lên Opencart thì ta mới có được sàn thương mại điện tử đúng chuẩn Tiki, Lazada hay Shopee…
Để cài đặt web thương mại điện tử với bộ mã nguồn Opencart, các bạn xem chi tiết hướng dẫn từng bước tại bài viết: “Hướng dẫn tự làm web thương mại điện tử như điện máy xanh dành cho chủ doanh nghiệp”
- Cài đặt Plug in Multi-Vendor Marketplace để tạo sàn thương mại điện tử
4.1. Một số tính năng của Plug in
Multi-Vendor Marketplace là một Plug-in hỗ trợ cho Opencart để biến trang web của bạn thành một sàn thương mại điện tử “đúng chuẩn”. Nó có rất nhiều với những tính năng cơ bản sau:
- Hỗ trợ rất nhiều themes cho Opencart.
- Người bán có thể tạo tên miền/trang web của riêng họ bên trong trang web chính của sàn.
- Tạo hệ thống siêu thị online phù hợp theo từng địa phương
- Phần tùy chỉnh cho người bán siêu chi tiết
- Có tới 1600 mẫu email có sẵn bằng 19 ngôn ngữ giúp người bán triển khai các chiến dịch email marketing.
- Có hệ thống thanh toán đầy đủ, tích hợp PayPal.
- Nhiều người bán có thể bán cùng một sản phẩm, như Amazon.New!
- Người bán có thể nhập hàng số lượng lớn thông qua bảng excel.
- Phiếu giảm giá / mẫu giảm giá có sẵn cho người bán.
- Mẫu hình động tuyệt đẹp giúp người bán làm gian hàng của mình trở nên hấp dẫn
- Ngoài việc sử dụng các giá trị do Admin xác định, giờ đây người bán có thể tạo Thuộc tính, nhóm Thuộc tính và Tùy chọn của riêng họ.
- Người bán có thể viết và xuất bản Blog, bài viết.
- Người dùng có thể đánh giá Nhà cung cấp sản phẩm .
- Có mục dành cho trò chuyện trực tiếp giữa khách hàng và người bán.
- Trang tổng quan toàn diện hiển thị tất cả các báo cáo kinh doanh cho người bán.
- Có tới 19 ngôn ngữ được tích hợp sẵn, trong đó có tiếng Việt.
4.2. Cách cài đặt Plugin Multi-Vendor Marketplace
Bước 1: Sau khi đăng nhập tài khoản Admin của Opencart, bạn đến phần Extensions → Installer. Bạn upload và cài file “*ocmod.zip” tương ứng với phiên bản Open Cart của mình.
Tùy chỉnh của Plug-in Multi Vendor Marketplace
Bước 2: Click vào Extensions => Modifications. Ở phía bên phải của page nhấn vào nút: “Refresh”.
Nhấn Refresh để tiếp tục
Bước 3: Vào Extensions => Extensions => Modules và nhấp vào nút cộng ở những mục sau:
- Purpletree Multivendor Settings
- Purpletree Featured Stores
- Purpletree Seller Blog Setting
- Purpletree Seller Featured Products
- Purpletree Seller Panel
- Purpletree Sellers Latest Products
Và tất cả các mục của Purpletree mà bạn nhìn thấy trên bảng.
Các mục tính năng của sàn đã được thiết lập
Bước 4: Vào System => Users => User Group. Sau đó bạn ấn vào “Edit”để chuyển thành Admin user group (Bình thường group này sẽ có tên là Administrator).
Bước 5: Bên dưới mục “Access Permissions” và “Modify Permissions”, ấn vào Select All để cấp quyền. Ở góc phải sẽ có nút Save, bạn nhấp vào nó.
Bước 6:
Extensions => Extensions => Modules và nhấp vào “Edit” cho mục Purpletree Multivendor Settings.
Trong mục đó ở chỗ “Status” bạn chọn “Enabled”. Sau đó bạn nhấp key license vào đây.
Bạn nhấp Ok để kết thúc khai báo này và ở góc phải trang tiếp tục nhấp vào Save.
Bước 7: Bạn nhấp vào biểu tượng Gear để xóa hết tất cả những cache trên Dashboard.
Bước 8: Bây giờ bạn có thể thấy biểu tượng của Plugin Purpletree Multivendor trên menu bên trái. Bạn nhấp vào Setting ở menu đó để tùy chọn các điều chỉnh cho website sàn thương mại điện tử của mình.
Bước 9: Ở những mục khác ví dụ như Purpletree Seller Featured Products, Purpletree Featured Stores… bạn có thể cài đặt tương tự như trên.
Đây tất cả là những hướng dẫn chi tiết nhất để bạn tạo ra một sàn thương mại điện tử đúng nghĩa cho doanh nghiệp của mình. Nhưng khi là một chủ doanh nghiệp, OMNIS hiểu rằng bạn không có quá nhiều thời gian để đi sâu vào các mảng lập trình, thiết kế, cài đặt trang web. Vì thế với đội ngũ IT chuyên nghiệp, kinh nghiệm, OMNIS luôn sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành cùng bạn trong quá trình kinh doanh online đặc biệt là về mảng thương mại điện tử này.
Tìm hiểu về dịch vụ Thiết kế website Sàn Thương Mại Điện Tử của OMNIS: Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề, đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp của OMNIS đã thiết kế hơn 5000 website TMĐT cho khách hàng trong và ngoài nước. Không dừng lại ở đó, dịch vụ thiết kế web Sàn Thương Mại Điện Tử của OMNIS giúp cho chủ đầu tư tùy chỉnh sâu để đáp ứng nhu cầu kinh doanh riêng biệt. Đừng chần chừ, hãy đăng ký tham gia ngay bằng cách click vào link Đăng ký trong bài viết này. Ngoài ra, bạn còn được giảm giá đến 10%, hoặc voucher trị giá 500K khi sử dụng bất kỳ dịch vụ của chúng tôi (chỉ áp dụng khi đăng ký tại link trong bài viết này).