Google Smart Shopping là gì? Sự khác biệt giữa Smart Shopping và Standard Shopping
Google Smart Shopping Campaign - chiến dịch mua sắm thông minh của Google. Đây là xu hướng mới mà mọi nhà quảng cáo, nhà tiếp thị đang rất quan tâm hiện nay. Vậy Google Smart shopping là gì? Cách thức hoạt động của nó ra sao, có điểm gì khác với mua sắm tiêu chuẩn? Omnis sẽ chia sẻ với bạn trong bài viết sau.
Google Smart Shopping là gì?
- Định nghĩa Google Smart Shopping
Google Shopping đã ra đời từ lâu nhưng chỉ đến năm 2018, Google mới triển khai Smart Shopping.
Với Google Smart Shopping, nhà tiếp thị không cần phải tạo content, hoặc lên kế hoạch quảng cáo sản phẩm, dịch vụ. Điều đó đã được Google lo “trọn gói" tất cả.
Theo mô tả từ phía Google thì họ sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI để tự động hiển thị sản phẩm hay dịch vụ của bạn đến người có nhu cầu. Điều này mang đến lợi ích cho cả khách hàng lẫn người bán.
Khách hàng thì nhanh chóng tìm được đúng thứ mình cần mua. Còn người bán thì quảng cáo được đến đúng đối tượng có nhu cầu mua nhất.
Hiển thị sản phẩm trên Google Shopping
Các nhà tiếp thị sản phẩm cũng không cần phải mất nhiều thời gian để nghiên cứu thị trường, tạo nội dung hấp dẫn để thu hút người xem. Họ cũng không cần mất thời gian nghiên cứu kết quả.
Tất cả việc nhà tiếp thị hoặc người bán hàng cần làm chỉ là nạp tiền vào tài khoản, cung cấp 1 số thông tin cơ bản về sản phẩm. Sau đó là ngồi chờ khách nhấp vào xem và mua hàng. Vì thế Google Smart Shopping đem lại tỉ lệ chuyển đổi rất cao.
- Cách hoạt động của Google Smart Shopping
Nếu bạn đã từng chạy quảng cáo Google Ads (trước đây là Google Adwords) thì ta phải cài đặt khá nhiều bước. Bạn phải chọn ngân sách chạy quảng cáo, sau đó đến đối tượng mục tiêu, lựa chọn nơi quảng cáo hiển thị, lựa chọn từ khóa,...vv
Bạn phải set up hoàn toàn bằng tay nhằm cung cấp những thông tin cần thiết để Google có thể hiển thị quảng cáo đến đúng đối tượng mà bạn nhắm đến.
Nhưng giờ đây, với Google Smart Shopping. Bạn chẳng cần khai báo bất kỳ mục nào , google đã làm giúp bạn.
Giao diện Google Smart Shopping
Google chỉ yêu cầu bạn cung cấp các thông tin sau:
- Sản phẩm: bao gồm hình ảnh, tiêu đề, giá bán, tên website, địa chỉ cửa hàng
- Mục tiêu lợi nhuận (ROAS) bạn mong muốn.
- Đất nước bạn kinh doanh.
Google sẽ tự động phân tích và phân phối quảng cáo trên nhiều kênh như Youtube, Gmail, Google Search,… chứ không phải 1 kênh cố định mà bạn chọn như quảng cáo truyền thống.
Google Smart Shopping được phát triển dựa trên phương pháp remarketing để bám đuổi khách hàng mọi lúc mọi nơi, cho đến khi họ chấp nhận mua hàng của bạn. Các nghiên cứu cho thấy rằng các sản phẩm cần xuất hiện trước mặt khách hàng tiềm năng ít nhất 29 lần trước khi họ quyết định mua.
Google chỉ tính phí quảng cáo khi người dùng nhấp vào xem sản phẩm. Đây quả là một lựa chọn hấp dẫn dành cho những cá nhân hay doanh nghiệp muốn quảng cáo.
- So sánh Google Smart Shopping với Shopping tiêu chuẩn
3.1 Điểm giống nhau
- Shopping tiêu chuẩn hay còn gọi là Standard Shopping là trình quảng cáo mua sắm truyền thống của Google.
- Shopping tiêu chuẩn và Google Smart Shopping đều là quảng cáo mua sắm và có mục đích làm tăng tỷ lệ chuyển đổi. Khi người dùng thực sự có nhu cầu mua hàng, bạn xuất hiện trước mặt họ thì khả năng chốt đơn hàng sẽ cao hơn nhiều.
- Ngoài ra, để chạy được quảng cáo mua sắm thì bạn đều phải khai báo những thông tin về sản phẩm mà mình bán lên 1 công cụ có tên là Google Merchant Center. Thông tin bao gồm như tên, giá tiền, nơi bán, khuyến mãi,… và quan trọng nhất là phải có hình ảnh rõ ràng, đúng chuẩn kích thước.
Giao diện quản trị sản phẩm của Google Merchant Center
Lưu ý: cho dù bạn đã có website, bạn vẫn phải cung cấp những thông tin về sản phẩm trên Google Merchant Center thì mới có thể chạy quảng cáo shopping.
3.2. Google Smart Shopping
+ Ưu điểm:
- Tự động hóa: Với nền tảng trí tuệ nhân tạo AI mạnh mẽ, Google Smart Shopping tự động phân tích đúng mục tiêu của bạn và nhu cầu của khách hàng tiềm năng. Khi so sánh hai dữ kiện này, AI sẽ tìm kiếm sự phù hợp. Dựa trên sự phù hợp ấy Google Smart Shopping sẽ hiển thị quảng cáo đến đúng người có khả năng mua hàng của bạn nhất.
- Mất ít thời gian: Bạn chỉ cần khai báo những thông tin cơ bản về sản phẩm cho Google là đủ. Chỉ mất 5-10 phút là bạn đã thiết lập xong 1 chiến dịch Google Smart Shopping cơ bản thay vì mất vài ngày, thậm chí vài tuần như chiến dịch quảng cáo truyền thống.
- Không đòi hỏi quá nhiều bước cài đặt chiến dịch: như đã nói ở phần trước, cài đặt chiến dịch Google Smart Shopping vô cùng đơn giản, gọn lẹ. Các thông tin như đối tượng mục tiêu, địa lý, kênh hiển thị,..là không cần thiết.
- Độ phủ sóng của quảng cáo sẽ rộng: Google Smart Shopping áp dụng remarketing để bám đuổi khách hàng ở mọi nơi trên internet.
- Chỉ tính phí khi người xem nhấp vào quảng cáo của bạn.
+ Nhược điểm:
- Google Smart Shopping không cung cấp cho chúng ta các những dữ liệu cần thiết để nghiên cứu chiến dịch quảng cáo. Đó là những thông tin như: lượng traffic, lượng chuyển đối, đặc điểm nhân khẩu học của người theo dõi (giới tính, tuổi, trình độ,…), vị trí địa lý …
- Cần nhiều data lịch sử người dùng để hoạt động hiệu quả: Nếu là một người mới chạy quảng cáo thì Google Smart Shopping không phải là lựa chọn tối ưu. Bởi nó chưa có nhiều dữ liệu về bạn, về sản phẩm của bạn để tìm đối tượng mua hàng phù hợp. Để hiển thị quảng cáo được đến đúng người, Google Smart Shopping đòi hỏi rất nhiều data về bạn qua thời gian.
Thiết lập Google Smart Shopping
- Mọi nghiên cứu từ khóa là vô ích với Google Smart Shopping. Bởi nó không cung cấp cho ta nơi để thiết lập từ khóa.
- Không thể chạy quảng cáo từ khóa phủ định (negative keyword): từ khóa phủ định cũng là một xu hướng marketing khá mới. Nó giúp cho bạn cải thiện tỉ lệ nhấp chuột khi loại bỏ các từ khóa không liên quan đến sản phẩm của bạn - negative keyword. Nó cũng giúp tiết kiệm tiền quảng cáo bằng cách tránh trả tiền cho những cú nhấp chuột vô ích. Nhưng vì Google Smart Shopping không cho phép can thiệp vào từ khóa nên bạn hoàn toàn không thể làm gì với negative keyword.
- Không thể lên lịch quảng cáo: không như quảng cáo trước đây, Google Smart Shopping không cho bạn biết quảng cáo sẽ hiển thị ở đâu và vào lúc nào. Vì vậy bạn hoàn toàn không thể thiết lập lịch đăng với quảng cáo của mình.
- Không chọn được nơi mà quảng cáo hiển thị: Mặc dù quảng cáo của Google Smart Shopping có thể xuất hiện ở nhiều nơi cùng lúc như Youtube, Gmail, Google Search,…nhưng bạn hoàn toàn không biết rằng sản phẩm của mình sẽ hiển thị ở đâu trong số đó.
3.3 Shopping tiêu chuẩn (Standard Shopping)
+ Ưu điểm:
- Kiểm soát hoàn toàn được dữ liệu: với quảng cáo Shopping tiêu chuẩn, bạn cần thiết lập nhiều thông tin như đối tượng mục tiêu, địa lý, chi phí, kênh hiển thị. Bạn cũng nhận được kết quả mà Google trả về như traffic conversion, keyword tiềm năng,… Vì thế bạn kiểm soát được toàn bộ chiến dịch quảng cáo của mình.
- Không cần lịch sử giao dịch: với Shopping tiêu chuẩn, bạn có thể chạy ngay quảng cáo mà không cần dữ liệu lịch sử của mình.. Bởi bạn đã khai đầy đủ thông tin về chiến dịch như đối tượng mục tiêu, địa lý, chi phí,… khi bắt đầu. Nên Google sẽ lấy ngay dữ liệu đó để đưa quảng cáo của bạn đến đối tượng phù hợp.
Nhập các thông tin sản phẩm của bạn vào Google Merchant Center
- Chạy được từ khóa phủ định: trước khi chạy Shopping tiêu chuẩn bạn phải nghiên cứu kỹ từ khóa trước. Do đó bạn cũng biết được những từ khóa nào không liên quan đến sản phẩm của mình để loại bỏ. Và Shopping tiêu chuẩn cho phép bạn loại trừ những từ khóa đó ra khỏi chiến dịch của mình.
- Lên lịch chạy quảng cáo: bạn hoàn toàn có thể xác định thời gian đăng quảng cáo theo ý muốn.
- Chọn được nơi mà quảng cáo hiển thị: bạn có thể chọn một trong những nơi mà quảng cáo hiển thị như Youtube, Gmail, hoặc Google Search,…
+ Nhược điểm:
- Tốn nhiều thời gian để thiết lập chiến dịch: Vì bạn phải nghiên cứu thị trường, nghiên cứu từ khóa rất kỹ. Sau đó là rất nhiều bước để khai báo thông tin về chiến dịch. Điều này vô cùng mất thời gian và đòi hỏi sự kiên nhẫn cũng như đầu tư chất xám nhiều.
- Khó khăn để thiết lập chiến dịch vì phải làm bằng tay: Tất cả các thông tin đều phải khai báo bằng tay. Vì Google chưa có dữ kiện về sản phẩm hay dịch vụ của bạn, nó cũng không rõ được mục đích mà bạn nhắm đến. Vì thế bạn phải tự làm hoàn toàn.
- Từ khóa càng cụ thể, phí quảng cáo càng cao. Ví dụ: với từ khóa chung chung như “kính râm” giá thầu là 40 cents, cụ thể hơn như “kính râm + tên nhãn hiệu” giá thầu tăng lên 60-80 cents.
Sau đây là bảng so sánh tóm tắt giữa Google Smart Shopping và Google Shopping tiêu chuẩn:
Bảng so sánh tóm tắt giữa Google Smart Shopping và Google Shopping
Kết luận: Qua bài viết trên ta thấy, ưu điểm của Google Smart Shopping chính là nhược điểm của Shopping tiêu chuẩn. Vì thế để đem lại hiệu quả tối ưu, chúng ta cần kết hợp 2 loại hình này để đạt kết quả cao nhất nhé. Để tìm hiểu thêm về Google smart shopping cũng như các chiến dịch quảng cáo,... đừng ngần ngại liên hệ ngay với OMNIS, chúng tôi với đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, sẽ hỗ trợ bạn nhanh chóng, kịp thời.